Chủ nhật 22/12/2024 08:44

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế”. Đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, vừa phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, doanh nghiệp tư nhân đã và đang đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế, trong đó, đặc biệt trong việc hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Minh chứng cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu vốn để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cần khoảng 1.015 nghìn tỷ đồng nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 28%. Nguồn lực từ tư nhân đã chia sẻ gánh nặng với ngân sách nhà nước, góp phần hình thành những công trình hạ tầng giao thông lớn, hiện đại.

Các dự án hạ tầng giao thông thực hiện theo phương thức PPP như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (8.475 tỷ đồng), cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (9.100 tỷ đồng), cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (12.188 tỷ đồng), cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (13.000 tỷ đồng), Chuỗi hầm đường bộ Đèo Cả - Cổ Mã - Cù Mông - Hải Vân 2 (21.612 tỷ đồng),… khi hoàn thành đưa vào khai thác vận hành góp phần thay đổi diện mạo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Ảnh: CTV

Với nhiều nỗ lực đóng góp lớn cho ngành, song nhiều doanh nghiệp cũng đã chỉ ra nhiều điểm vướng, gây khó khăn cho quá trình đầu tư của các doanh nghiệp. Cụ thể, các dự án BOT trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực (1/1/2021) đều không có sự tham gia của vốn nhà nước, phần vốn chủ sở hữu nhà đầu tư theo quy định từ 10 - 15% tổng mức đầu tư, còn lại là vốn nhà đầu tư huy động khác. Với đặc thù các dự án hạ tầng giao thông có quy mô vốn rất lớn, các nhà đầu tư hạ tầng giao thông phải huy động vốn tín dụng để dự án được triển khai khả thi.

Chia sẻ về quá trình đảm bảo nguồn vốn để thực hiện các dự án, đại diện một doanh nghiệp đầu tư các dự án giao thông lớn trong nước, ông Nguyễn Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) cho biết, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định về pháp lý, năng lực nhà đầu tư, tính khả thi và hiệu quả dự án. Trong khi vốn chủ sở hữu tham gia các dự án thường chỉ 10 - 15%, thì thực tế vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của Công ty HHV hiện nay lên tới 24%.

Tuy nhiên, ông Huy cho biết, hoạt động trong lĩnh vực đặc thù này, doanh nghiệp thường phải đối mặt với những thông tin không chính xác về bản chất các khoản vay đến từ việc huy động vốn cho các dự án. Trước thông tin này, ông Huy nhấn mạnh: “HHV vẫn đang hoạt động liên tục, ổn định và thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ với cơ quan nhà nước, với cổ đông, đối tác, người lao động. Các khoản vay, lãi vay đều được trả đầy đủ, đúng hạn cho các tổ chức tín dụng và không ảnh hưởng đến dòng tiền, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Theo đó, đại diện Công ty HHV khẳng định: "Việc xuất hiện thông tin phản ánh HHV “vỡ phương án tài chính”, “gánh nặng nợ vay”... là không hiểu đúng với bản chất hoạt động của doanh nghiệp".

Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả hiện là nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông với quy mô và tổng mức đầu tư lớn ở Việt Nam, đồng thời, là công ty đại chúng được niêm yết trên sàn Hose với mã chứng khoán HHV với hơn 40.000 cổ đông tham gia đầu tư. Thời điểm 30/9/2024, HHV ghi nhận khoản dư nợ vay dài hạn khoảng 18.900 tỷ đồng.

Được biết, đây là khoản vay để đầu tư các dự án như chuỗi hầm Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân 2, Bắc Giang - Lạng Sơn,… Tài sản đảm bảo cho các khoản vay là quyền thu phí tại các dự án và hiện các dự án này đều đang khai thác, thu phí với dòng tiền ổn định, tăng trưởng đều hàng năm 10-15% mỗi năm.

Hầm Hải Vân. Ảnh: CTV

Kết quả sản xuất kinh doanh của HHV giai đoạn 2019 – 2023 cho thấy tăng trưởng mạnh, doanh thu tăng gấp 4 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 10 lần so với thời điểm 2019. Năm 2024, luỹ kế 9 tháng đầu năm, HHV ghi nhận doanh thu hợp nhất là 2.298 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 367 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 25,9% và 18,8%.

Bình luận về vấn đề này, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia Kinh tế cho hay, các dự án đầu tư PPP đều là những dự án đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong đó vốn mà các doanh nghiệp đi vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức đầu tư dự án. Do vậy, các nhà đầu tư PPP sẽ có các khoản vay là điều hiển nhiên xuất phát từ việc huy động vốn tham gia dự án theo quy định của pháp luật.

“Phương thức đầu tư PPP hạ tầng giao thông là huy động được sự tham gia của nguồn lực kinh tế tư nhân, đóng vai trò quan trọng giúp giảm áp lực cho Nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư công mà vẫn đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông cho đất nước”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, nhu cầu phát triển giao thông giai đoạn 2025 - 2030 là rất lớn, chưa tính đến lĩnh vực đường sắt và dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đã cần hơn 2 triệu tỷ đồng, trong khi Ngân sách Nhà nước dự kiến hơn 1 triệu tỷ đồng, như vậy còn hơn 1 triệu tỷ đồng sẽ phải huy động từ nguồn lực xã hội. Nếu tính cả đường sắt cao tốc và dự án đường tiêu chuẩn thì cần khoảng thêm 3 triệu tỷ đồng, trong đó riêng đường sắt tốc độ cao đã cần hơn 1,7 triệu tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quang Huy cho biết, để thực hiện đầu tư các dự án giai đoạn tới, HHV sẽ tiếp tục huy động các nguồn vốn hợp pháp tham gia dự án từ vốn tín dụng, vốn hợp tác kinh doanh, thị trường chứng khoán…

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Tin cùng chuyên mục

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á