Thứ bảy 23/11/2024 16:10

Người Việt chi gần 9 nghìn tỷ mua bỉm, tã, sữa trên các sàn thương mại điện tử

Theo thống kê, ngành hàng Mẹ và Bé trên 5 sàn thương mại điện tử đạt tổng doanh số gần 9 nghìn tỷ đồng, cao hơn 57% so với cùng kỳ 2022.

Cụ thể, theo thống kê của nền tảng số liệu thị trường Metric, số liệu 3 quý đầu năm 2023 ngành hàng Mẹ và Bé trên 5 sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok) lớn nhất tại Việt Nam hiện nay đạt tổng doanh số cán mốc 8.708 tỷ đồng, cao hơn 57% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, số lượng sản phẩm đã bán cũng lên tới 56,6 triệu sản phẩm, tăng 54% so với cùng kỳ 2022.

Shopee tiếp tục dẫn đầu doanh số, chiếm 62% thị phần ngành hàng mẹ và bé 9 tháng đầu năm 2023. Tiktok dù mới xuất hiện nhưng đã đạt 1,5 nghìn tỷ đồng và chiếm thị phần tương đương Lazada với 18% doanh số.

Lượng mua các mặt hàng mẹ và bé ở các sàn thương mại vô cùng lớn

Theo thống kê, ngành hàng sữa công thức và thực phẩm cho bé dẫn đầu với 1.544,2 tỷ đồng thu về trong 9 tháng đầu năm 2023, sữa công thức và thực phẩm cho bé đang là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu nhiều cho ngành hàng mẹ và bé.

Tuy nhiên, so sánh với cùng kỳ 2022, đồ dùng phòng ngủ cho bé mới cho thấy sự bứt phá đáng kinh ngạc khi tăng trưởng lên tới 104%.

Ở chiều ngược lại, 3 nhóm hàng an toàn cho bé, mẹ và bé khác, bộ và gói quà tặng chứng kiến tình hình kinh doanh không mấy tích cực khi suy giảm lần lượt 7%, 6% và 33%.

Xếp sau là “tã bỉm vệ sinh cho bé” với 1430,5 tỉ đồng, tăng 11%; kế tiếp là nhóm “đồ dùng ăn dặm cho bé” với doanh thu 1.109,8 tỉ đồng, và “chăm sóc sức khỏe bé” là 739,1 tỉ đồng…

Chuyên gia phân tích dữ liệu của Metric.vn nhận xét, giá rẻ tiếp tục chiếm ưu thế với số lượng sản phẩm bán ra theo phân khúc giá, mức 0-100 nghìn đồng đang là khoảng giá phổ biến nhất với 62% thị phần. Lần lượt xếp theo sau là phân khúc giá 200-500 nghìn và 100-200 nghìn.

Dễ dàng nhận thấy, phân khúc giá rẻ vẫn đang được các khách hàng trên nền tảng E-Commerce ưa chuộng.

Tuy nhiên, 200 nghìn đến 500 nghìn mới là khoảng giá mang lại doanh thu nhiều nhất cho ngành hàng. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng nâng cao giúp các bậc phụ huynh có thể “mạnh tay” hơn với các sản phẩm dành cho bé, đặc biệt là các sản phẩm liên quan tới sức khoẻ.

Dự báo, dựa trên mức tăng trưởng trung bình của quý IV/2022 so với quý III/2022 là 8%, có thể dự đoán doanh số quý IV/2023 sẽ đạt hơn 3.260 nghìn tỉ đồng (số liệu không bao gồm TikTok). Trong đó, nhóm hàng dự báo tiếp tục đạt doanh số và tăng trưởng cao quý IV/2023 là các sản phẩm tã, bỉm.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2023, do Google, Temasek (công ty đầu tư) và Bain & Company (công ty tư vấn toàn cầu) công bố, dựa trên cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, năm thứ hai liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines).

Tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa trong hai năm tới sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến năm 2023 và CAGR kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỷ USD trong năm 2025.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’