Người mắc bệnh tiểu đường có phải kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa đường?

Người bệnh tiểu đường nên dựa vào chỉ số đường huyết của thực phẩm (Gl) để lựa chọn thực phẩm phù hợp.
Các triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường và cách phòng tránh Kiểm soát lượng đường trong máu như thế nào cho hiệu quả?

Người bệnh tiểu đường không nên kiêng tuyệt đối, cần dựa vào GI

Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Việc theo dõi cẩn thận lượng carbohydrate (tinh bột) và đường rất quan trọng khi kiểm soát bệnh tiểu đường (hay còn gọi đái tháo đường), vì tác động tiềm tàng của nó đối với lượng đường trong máu. Sẽ không có vấn đề gì khi thỉnh thoảng ăn thực phẩm có chứa nhiều đường. Với một số người mắc bệnh đái tháo đường, đồ uống có đường hoặc viên nén glucose là cần thiết để điều trị tình trạng hạ đường huyết khi mức đường huyết quá thấp.

Người mắc bệnh tiểu đường có phải kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa đường?
Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI<55) như: Ngũ cốc nguyên hạt; các loại khoai củ: khoai lang, sắn, củ từ…; các loại rau không chứa tinh bột, cà chua, cà rốt…; các loại trái cây như táo, chuối, bưởi, mận, lê, kiwi, ổi…

Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin khiến glucose trong máu tăng cao. Nếu đường máu tăng cao kéo dài không được kiểm soát cùng một số yếu tố nguy cơ khác sẽ gây biến chứng ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

Do vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thì việc duy trì đường huyết an toàn thông qua chế độ ăn uống là biện pháp cần thiết và hiệu quả.

Lượng đường trong máu có mối quan hệ phức tạp với carbohydrate hấp thụ vào cơ thể. So với protein và chất béo, carbohydrate có tác động lớn nhất đến lượng đường trong máu, đây là lý do tại sao việc theo dõi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Nguyên tắc bổ sung trái cây với người mắc bệnh tiểu đường

Trái cây là nhóm thực phẩm cần thiết cho tất cả mọi người, bao gồm cả người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bệnh nhân đái tháo đường mắc sai lầm khi ăn trái cây khiến đường huyết tăng cao hoặc kiêng ăn dẫn đến thiếu chất, ví dụ như: Kiêng hoàn toàn không ăn trái cây; chỉ ăn một vài loại trái cây như ổi, bưởi nhưng ăn rất nhiều và thường xuyên; không để ý, ăn tùy thích.

Người mắc bệnh tiểu đường có phải kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa đường?
Nên chọn trái cây tươi, hạn chế sử dụng trái cây sấy hoặc phơi khô

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây là một trong những nhóm thực phẩm thiết yếu cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tham gia vào việc chuyển hóa năng lượng và giúp mọi hoạt động của cơ thể diễn ra trơn tru hơn.

Ăn trái cây là cách tốt nhất để bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Vitamin A, C, D, E, K, kali, kẽm, magiê, sắt, natri, folate… Trái cây còn là nguồn chất xơ dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết.

Tuy nhiên, trái cây cũng cung cấp lượng đường khá lớn, một số loại trái cây lại chứa nhiều đường và ảnh hưởng đến sự cân bằng đường huyết, do đó việc bổ sung trái cây cũng cần hợp lý, khoa học.

Cụ thể, cần chọn loại trái cây chứa ít glucose, nhiều chất xơ và vitamin. Người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp (GI bằng 55 hoặc ít hơn) giúp đường huyết tăng một cách chầm chậm, như: Ổi, bưởi, cam, táo, lê, thanh long, bơ, chuối…

Hạn chế ăn trái cây có chỉ số đường huyết cao (GI bằng 70 trở lên) khi ăn vào đường tăng nhanh, như nhãn, vải, mít, sầu riêng… Đồng thời nên ăn đa dạng, thay đổi các loại trái cây để bổ sung đầy đủ các vitamin và dưỡng chất.

Nên chọn trái cây tươi, hạn chế sử dụng trái cây sấy hoặc phơi khô vì tỷ lệ đường cao, lượng các chất dinh dưỡng bị thay đổi khi chế biến. Chọn trái cây vừa chín tới, vì nếu càng chín và chuyển sang màu vàng đậm, nâu thì hàm lượng đường trong trái cây sẽ càng cao.

Đặc biệt nên ăn trái cây cả vỏ (táo) bởi chất xơ có nhiều trong vỏ, xác làm hấp thu đường chậm. Không nên ép thành nước để uống vì dễ tăng đường huyết cao sau ăn.

Lượng trái cây trong mỗi lần ăn cho người mắc bệnh tiểu đường được khuyến cáo: Nên ăn trong mỗi lần là 15g; mỗi ngày nên ăn 2-3 suất trái cây. Với những loại trái cây ngọt như nhãn (10 quả), vải (5 quả), chôm chôm (5 quả), mít (3 múi), sầu riêng (nửa múi)…

Theo khuyến cáo của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ: Có thể ăn trái cây ngay sau bữa ăn hoặc thời điểm cách bữa chính 2 giờ tùy theo thói quen, sở thích cũng như mức độ đường huyết của mỗi người.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh tiểu đường

Tin cùng chuyên mục

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Xem thêm