Thứ hai 28/04/2025 21:55

Người gửi tiền cần bình tĩnh trước tin đồn thất thiệt

Chính sách bảo hiểm tiền gửi có vai trò đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và góp phần duy trì an toàn, lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng.

Hoạt động ngân hàng được xem là huyết mạch của nền kinh tế, song có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài như những tin đồn thất thiệt về một tổ chức tín dụng gây tâm lý đám đông ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính. Là một trong những công cụ chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, chính sách bảo hiểm tiền gửi có vai trò đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và góp phần duy trì an toàn, lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trước tình trạng lan truyền tin đồn thất thiệt về hoạt động của ngân hàng dẫn đến tình trạng đám đông tập trung tại ngân hàng yêu cầu rút tiền hàng loạt thời gian qua, có thể thấy việc rút tiền gửi trước hạn sẽ khiến người gửi tiền thiệt thòi không chỉ trong việc thiệt hại về quyền lợi cá nhân mà còn gây khó khăn, nguy hiểm cho cả hệ thống ngân hàng. Về vấn đề này, đại diện phía Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định trong mọi trường hợp, Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Theo đó, từ Luật Các tổ chức tín dụng cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các luật khác đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.

Cụ thể, điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Khi tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại mà có nguy cơ mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống thì sẽ được Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi và các ngân hàng thương mại cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản.

Ngoài ra, điều 99 Luật Phá sản quy định, chỉ khi nào Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì mới được phép yêu cầu tuyên bố phá sản ngân hàng.

Bên cạnh đó, nếu ngân hàng có bị phá sản, thì theo quy định tại điều 101 Luật Phá sản, khoản tiền gửi cũng được ưu tiên trả nợ trước các khoản nợ Nhà nước và nợ của các chủ nợ thông thường khác.

Đối với cơ chế bảo hiểm tiền gửi, Luật Các tổ chức tín dụng cũng như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều quy định: Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 có quy định rõ ràng để bảo vệ người gửi tiền. Theo đó, các tổ chức tín dụng đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Cùng với đó, người gửi tiền cũng được cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách và hoạt động bảo hiểm tiền gửi từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi, nhằm mục đích tiếp cận, nâng cao những hiểu biết cần thiết để có sự lựa chọn dịch vụ tốt nhất, biết được quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia vào thị trường tài chính - ngân hàng.

Như vậy, khi xuất hiện tin đồn tiêu cực liên quan tới các tổ chức tín dụng, người gửi tiền cần bình tĩnh và xác minh thông tin. Trước hết, người gửi tiền nên xác thực thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thông qua các nguồn tin chính thức từ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, chính quyền địa phương, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,… Đồng thời, người gửi tiền cần tin tưởng và phối hợp tích cực với chính quyền, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Bởi, xét về pháp luật trong bối cảnh thực tế, ngay cả trường hợp xấu nhất, thì người gửi tiền sẽ luôn được Nhà nước bảo đảm quyền lợi ở mức cao nhất.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập từ năm 1999, là tổ chức tài chính công, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và góp phần duy trì an toàn, lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng. Hiện nay, có 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, trong đó 97 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, 01 ngân hàng hợp tác xã và 04 tổ chức tài chính vi mô. Các tổ chức này đều được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi và Bản sao Chứng nhận theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình, từ đó góp phần hạn chế rủi ro, giúp các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi.

Linh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines