Người dân nhiều xã miền núi, biên giới tỉnh Quảng Bình 'ngóng' điện lưới quốc gia

Điện lưới quốc gia là ước mơ bao đời của người dân nhiều xã miền núi, biên giới tỉnh Quảng Bình. Điện lưới sẽ giúp họ thoát nghèo, nâng cao đời sống.
Quảng Nam chủ động ứng phó với động đất Khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho đồng bào miền núi tỉnh Quảng Nam

Khó khăn trong hoàn thành tiêu chí điện

Theo Sở Công Thương Quảng Bình, hiện nay trong tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong tiêu chí nông thôn mới, tính đến nay, tại tỉnh Quảng Bình có 124/128 xã đạt tiêu chí điện, chiếm 96,9% số xã, trong đó: Số xã đạt tiêu chí 4.1: 124/128 xã; Số xã đạt tiêu chí 4.2: 124/128 xã (còn 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình chưa đạt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh và xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy bị sụt giảm).

“Ở tiêu chí số 4, ở các xã miền núi hiện còn rất khó khăn trong việc hoàn thiện các tiêu chí điện. Hiện nay, vẫn còn một số bản ở các xã miền núi còn sử dụng năng lượng mặt trời, do đó để phát triển sản xuất các mô hình nông nghiệp mới áp dụng công nghệ còn gặp khó vì chưa có điện”- ông Phan Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình cho hay.

“Được biết đối với dự án cấp điện lên các xã miền núi của tỉnh Quảng Bình, hiện tại “Dự án điện lưới các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, huyện Bố Trạch đang gấp rút hoàn thành thi công để đóng điện đợt 2 lên Bản 61, hoàn thành công trình theo kế hoạch tiến độ”- ông Phan Hoài Nam chia sẻ thêm.

Ông Trần Xuân Công- Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình cho hay, hiện nay Công ty Điện lực Quảng Bình đã cung cấp điện bằng nguồn lưới điện quốc gia cho 149/151 phường/xã/thị trấn.

Theo số liệu thống kê của PC Quảng Bình (đến tháng 7/2022), để đầu tư cấp điện cho toàn bộ các hộ dân trên địa bàn tỉnh hiện chưa có lưới điện quốc gia hoặc hiện tại đang sử dụng từ nguồn điện mặt trời thì cần số tiền đầu tư khoảng 253 tỷ đồng. Cụ thể, xã Trọng Hoá - huyện Minh Hoá với 239 hộ dân tại 06 bản cần đầu tư khoảng 31,7 tỷ đồng; xã Thượng Trạch - Bố Trạch với 371 hộ dân tại 10 bản cần đầu tư khoảng 50,1 tỷ đồng; bản Rào Con - xã Sơn Trạch - Bố Trạch với 62 hộ dân cần đầu tư khoảng 19,7 tỷ đồng; xã Trường Sơn, Trường Xuân - Quảng Ninh với 260 hộ dân tại 07 bản cần đầu tư khoảng 80,5 tỷ đồng; xã Kim Thuỷ, Kim Thuỷ - Lệ Thuỷ với 159 hộ dân tại 05 bản cần đầu tư 30 tỷ đồng…

Người dân miền núi Trường Sơn “ngóng điện”

Tại địa bàn xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình một số bản thời gian qua người dân vẫn chưa tiếp cận được điện lưới. Tại bản Sắt (xã Trường Sơn), 36 hộ gia đình với 153 nhân khẩu đang sinh sống. Vị trí bản nằm sâu trong thung lũng, cách trung tâm xã hơn 10km. Đến bản những ngày này, người đi đã khó, “điện tới được” lại càng khó hơn.

Theo chia sẻ của bà con, khoảng thời gian 8 năm trước, nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho bản Sắt một dàn điện năng lượng mặt trời, giúp bà con nơi đây đỡ vất vả hơn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên trận lụt lịch sử năm 2020 khiến bản Sắt chìm trong biển nước, dãy núi sau bản dần hiện ra các vết nứt lớn. Chính quyền địa phương vận động nguồn kinh phí, di dời toàn bộ bản đến nơi an toàn. Dàn điện năng lượng mặt trời do trận lũ cũng ngập trong nước, hỏng dần và mất luôn chức năng cấp điện cho bà con.

Ông Nguyễn Linh (80 tuổi, bản Sắt) chia sẻ, được nhà nước đưa trở về nơi mới an toàn hơn, bà con dân bản thật sự vui mừng, chỉ có điều nguồn điện hầu như không có khiến các gia đình như mò trong bóng tối.

“Len lỏi đâu đó trong bản vài ba hộ mua được các tấm năng lượng mặt trời để dùng, đến tối hầu như chỉ dám bật đèn điện chiếu sáng. Có tivi nhưng cũng để bụi phủ chứ không dám bật vì điện không đủ” - ông Linh cho hay.

Đưa điện về tới bản làng là mong ngóng của chính quyền và người dân nhiều xã miền núi
Đưa điện về tới bản làng cần sự nỗ lực, quyết tâm lớn

Hay một số nhà khác phải dùng bình ắc quy, mỗi lần sạc phải chạy khoảng 10km, đến trung tâm xã mới có nơi cắm sạc. Ông Linh kể rằng, nhiều người hỏi rằng sao không dùng điện thoại, chỉ biết cười và trả lời ở đây không sóng điện thoại, không điện cũng không biết dùng như nào. Học sinh nơi đây cũng tận dụng ban ngày học, những ánh sáng yếu ớt tối đến không thể giúp các em nhìn ra con chữ.

Nguồn điện chập chờn này cũng chỉ có vào mùa nắng, đến mùa mưa, ánh sáng không đủ khiến cả bản tiếp tục chìm trong bóng tối.

Cơn mưa giông giữa đại ngàn Trường Sơn bất ngờ ngập xuống bản Sắt, ngồi trong nhà nhìn ra cột đèn đường trước sân, anh Nguyễn Văn Muôn - Trưởng bản Sắt thở dài, cột đèn dùng năng lượng mặt trời, nhưng giờ đã hư hỏng, tắt ngúm.

Không chỉ ở bản Sắt, tại xã Trường Sơn có gần 200 hộ gia đình đang cùng chung số phận không điện. Bí thư xã Trường Sơn Nguyễn Văn Nhì cho hay, bản Sắt là 1 trong 6 bản đặc biệt khó khăn của xã chưa có điện. Năm 2016, bản được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, tuy nhiên đến năm 2019 đã hư hỏng nặng, từ năm 2020 thì hoàn toàn không còn sử dụng được nữa.

“Từ năm 2021 đến nay, chúng tôi có nhiều tờ trình đề nghị cấp trên đầu tư dự án điện lưới quốc gia về 6 bản trên địa bàn xã. Đến hiện tại, chưa được bố trí nguồn kinh phí cũng như chưa được khảo sát để lập dự án đầu tư công trình điện lưới quốc gia đối với 6 bản của xã” - ông Nhì nói.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em

Xem thêm