Người Anh hùng trên kỳ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Trên kỳ đài đại lễ kỷ niệm 30/4, ống kính truyền hình bắt đúng lúc người lính già lau nước mắt khi hai ca sĩ cất tiếng hát. Câu hát kỳ lạ như gói cả đời ông
Cuộc sống mới trên quê hương người anh hùng Mãi mãi tri ân những người anh hùng của ngành Công Thương Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Sáng 30/4/2025, trên hàng ghế danh dự của đại lễ kỷ niệm, khi hai ca sĩ trẻ cất lời hát “Xin tri ân những người chiến sĩ quên đi niềm riêng, quên đi cả bản thân mình”, máy quay truyền hình bắt được hình ảnh một vị Đại tá ngực đầy huân chương lặng lẽ đưa tay lau nước mắt…

Nước mắt của người…không được khóc

Có lẽ vì tình cờ lời ca ấy đã ghi trọn cuộc đời ông, một số phận vinh quang và cay đắng. Ông là người lính: Không được khóc, không được yêu, không được là chính mình một thuở…

Đại lễ kỷ niệm 50 năm lịch sử, dòng người đổ về như biển. Cờ đỏ sao vàng rợp trời. Những bản hùng ca vang lên. Và giữa biển cờ hoa, khi hai ca sỹ Đông Hùng và Võ Hạ Trâm cất lên ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa Bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung - ca khúc cán mốc hơn 2,2 tỷ lượt xem được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội suốt tháng tư lịch sử, camera truyền hình bất chợt ghi lại một khoảnh khắc khiến hàng triệu trái tim thắt lại: Một người lính già, vai gầy, mắt mờ, tay run rẩy đưa tay lên lau nước mắt.

Người Anh hùng trên kỳ đại lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát
Hình ảnh Đại tá Tư Cang lặng lẽ đưa tay lau nước mắt trong lễ kỷ niệm 30/4. Ảnh: VTV

Người ấy là Đại tá Nguyễn Văn Tàu, bí danh Tư Cang, chiến sĩ tình báo huyền thoại, người đã sống 28 năm trong bóng tối của nội thành Sài Gòn để bảo vệ ánh sáng của cách mạng. Và giọt nước mắt rơi vào sáng 30/4 không phải là của sự yếu mềm. Mà là nước mắt dành cho một đời không được phép khóc.

Xa nhau không hề rơi nước mắt.

Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt…”.Đại tá Nhà thơ Nam Hà từng viết như vậy trong bài "Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi, Việt Nam ơi!"

Trong hồ sơ mật của địch, ông chỉ là một cái bóng: “Người trắng, cao, bắn súng hai tay, thích văn nghệ. Quê quán: chưa xác định. Gia đình: chưa xác định”.

Bí danh là Tư Cang, tên thật Nguyễn Văn Tàu, ông là người điều hành cụm tình báo chiến lược H.63, nơi sản sinh những huyền thoại như Phạm Xuân Ẩn, Tám Thảo… Trong gần ba thập kỷ, ông đổi tên, đổi nhà, đổi thân phận, sống dưới hàng chục lớp vỏ bọc và chưa một lần để lộ mình đã có vợ, có con, có mái ấm ngay giữa lòng Sài Gòn.

Đại tá Tư Cang. Ảnh: Trịnh Nguyễn
Đại tá, Anh hùng Tư Cang. Ảnh: Trịnh Nguyễn

Chỉ đến tối 30/4/1975, khi chiến tranh kết thúc, ông mới quay trở về. Căn nhà nhỏ nơi vợ con ông sống chỉ cách nơi ông từng hoạt động… vài con phố. Vậy mà gần 30 năm, ông không một lần ghé. Không phải vì không nhớ. Mà vì nhớ đến mấy, ông cũng không được phép.

Cuộc gặp mặt và giọt nước mắt để dành gần 30 năm

Trung tá Đặng Trung Kiên, Phó trưởng Ban Đại diện Báo Quân đội nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh, người đã nhiều lần tiếp xúc và viết về đại tá, anh hùng Tư Cang kể: Đêm đó, giữa những dãy nhà cũ kỹ ở cầu Thị Nghè, ông cất tiếng gọi: “Nhồng ơi! Nhồng ơi!”, gọi tên con gái bằng cái tên thân mật bà vợ gửi cho ông qua thư thời kháng chiến.

Khi cánh cửa bật mở, người phụ nữ với giọng nghẹn ngào bước ra: “Anh về hả? Em biết mà. Gọi tên Nhồng, em biết chỉ có anh”.

Bức ảnh Đại tá tình báo Tư Cang đoàn tụ gia đình gây sốt mạng. Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bức ảnh Đại tá tình báo Tư Cang đoàn tụ gia đình gây sốt mạng. Ảnh: Tư liệu gia đình

Họ ôm nhau. Không phải như hai vợ chồng mà như hai phần linh hồn đã lìa xa nhau ba thập kỷ, giờ mới được liền mạch. Đứa cháu ngoại ba tuổi lần đầu được ông ngoại bế. Người lính năm nào ra đi khi còn là chàng trai 19, giờ trở về với mái tóc bạc, giọng khản đặc vì bao nhiêu lần nén tiếng gọi thân yêu.

Tôi lau nước mắt cho vợ bằng chiếc khăn rằn vẫn đeo suốt chiến tranh… Nhưng đêm đó tôi chỉ ghé được một tiếng rồi lại đi. Cách mạng gọi”.

Người giữ trọn lời thề, người ở lại với những mùa đông

Trong suốt 28 năm sống như một người vô hình, người đã bên ông chính là vợ ông, bà Trần Ngọc Ảnh. Không danh xưng. Không lễ cưới. Không một tấm ảnh gia đình. Chỉ có những lần đứng từ xa đưa công văn rồi quay đi như người lạ. Có lần, bà thấy ông đi bên “người tình”, hóa ra là một đồng chí trong vai diễn. Bà quay mặt đi, không ghen. Chỉ lặng lẽ về nhà, ôm con khóc.

Khi ông trở về, họ sống với nhau thêm được 40 năm. Nhưng rồi, năm 2020, bà ra đi trong lặng lẽ.

Và hôm nay, khi bài hát “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” vang lên trên lễ đài, ông ngồi đó, một mình, giữa biển người, không còn bà bên cạnh.

“Đêm nay anh đã về với em vĩnh viễn rồi phải không?”

“Chưa em à. Anh còn là quân nhân. Lát nữa, anh lại phải đi…”

Câu nói ngày ấy, hóa ra là lời thực.

Khi nhạc sĩ cũng rơi nước mắt vì câu chuyện tình

Chiều ngày 1/5, Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, tác giả bài hát “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”. Khi nghe kể về vị đại tá lau nước mắt đúng lúc câu hát “Xin tri ân những người chiến sĩ, quên đi niềm riêng, quên đi cả bản thân mình” vang lên, nhạc sĩ bàng hoàng: “Nghe anh nói về bác mà em rùng mình… Em viết từ cảm xúc chân thành, không ngờ lại khớp đến vậy. Câu hát như được viết bằng chính cuộc đời ông vậy…

Nốt nhạc cuối cùng của bản hùng ca

Không ai sắp đặt. Nhưng có lẽ lịch sử đã sắp đặt. Và giọt nước mắt của Tư Cang chính là nốt nhạc cuối cùng hoàn thiện bài ca. Một bài ca nói về hạnh phúc và nỗi đau không chỉ của riêng ông mà của biết bao gia đình Việt Nam, của cả dân tộc này trên con đường tới hoà bình, hạnh phúc!

Ngày hôm nay, chúng ta viết tiếp câu chuyện hòa bình. Hôm nay, hãy giữ cho giọt nước mắt ấy không rơi vô nghĩa. Hãy sống tử tế.Hãy làm việc có trách nhiệm. Hãy yêu đất nước này bằng cách bảo vệ từng điều đúng đắn.

Chúng ta nợ thế hệ ấy không chỉ một phút mặc niệm. Chúng ta nợ họ một cam kết sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh âm thầm, không tên, không ảnh, không cả quyền được yêu.

Đất nước của những người con gái, con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép

Xa nhau không hề rơi nước mắt

Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt…”- Nam Hà

Giờ đây, ông đã khóc.Giọt nước mắt của người anh hùng năm nay đã 97 tuổi! Ông khóc vì không còn phải nén nữa. Mà vì đã đến ngày gặp lại. Gặp lại đồng đội. Gặp lại kỷ niệm đẹp ngày này 50 năm trước về bên người vợ gần 30 năm hoá đá vọng phu.Gặp lại chính tuổi trẻ của mình. Và gặp lại… một Tổ quốc trong trẻo hơn, đúng như điều ông từng mơ.

Người Anh hùng trên kỳ đại lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát
Đại tá Nguyễn Văn Tàu, bí danh Tư Cang, chiến sĩ tình báo huyền thoại. Ảnh: VTV

Xin cám ơn ông, người lính già lau nước mắt trên kỳ đài danh dự trong ngày hội non sông.

Ông không cần nói thêm lời nào nữa. Đất nước đã hiểu. Thế hệ hôm nay đã hiểu. Và xin hứa: Chúng con sẽ viết tiếp… bằng chính cuộc đời mình.

Đại Bàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến thắng 30/4

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh kết phim

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Diễn viên phim "Địa đạo" sải bước trong lễ diễu binh 30/4, không chỉ là vai diễn, họ hiện thân cho ký ức, cho màn kết đẹp là hòa bình hôm nay.
Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Tình yêu nước đôi khi chỉ hiện lên giản dị từ những ô ban công tầng cao, nơi các cư dân đô thị treo lên lá cờ Tổ quốc trong những ngày lễ trọng đại.
20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Sau 50 năm, âm vang của đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn chưa bao giờ lắng xuống và ký ức hào hùng ấy đang tiếp tục được 'thắp lửa' qua những trang sách.
Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Khắp các tuyến phố, đơn vị, trường học ở Huế rực sắc cờ đỏ, thể hiện khí thế hào hùng và niềm tự hào trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4 xoay quanh các chủ đề về tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam...
Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm giới thiệu không gian di sản văn hóa, danh thắng, sản phẩm thủ công truyền thống của 29 tỉnh, thành được tổ chức ở thành phố Huế.
Phú Thọ tổ chức chương trình

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Ngày 29/4, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề '50 năm bản hùng ca mùa xuân' chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Trong dịp kỷ niệm Thống nhất đất nước 30/4, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút du khách đến thăm, cũng là dịp để người dân hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước.
‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

'Nổi lửa lên em' của nhạc sĩ Huy Du – nhạc sĩ của bản tình ca người lính được ví như là bản giao hưởng hậu phương, của tình thương thầm lặng, đi cùng năm tháng.
Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Với khoảng 2.000 tư liệu, hiện vật trưng bày, Bảo tàng Côn Đảo không chỉ là nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử mà còn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước.
Điện Biên:

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Tinh hoa Tây Bắc 2025, tôn vinh bản sắc dân tộc, thúc đẩy du lịch liên kết vùng, thu hút du khách.
Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1151/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần phim kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh Trần Văn Thanh (76 tuổi), chạy xe máy vượt 1.300km vào TP. Hồ Chí Minh để được xem diễu binh, diễu hành trong dịp lễ 30/4.
Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Quyết định về thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được ban hành.
Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 là sự kết tinh của ý chí độc lập, của tinh thần dân tộc sắt đá, là máu xương của hàng triệu con người đã “hiến dâng tuổi 20 cho non sông”.
Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 6-8/5 với nhiều hoạt động văn hóa, học thuật, tâm linh đặc sắc nhằm giới thiệu đậm nét hình ảnh đất nước.
150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Gần 150 tư liệu, hiện vật quý tái hiện hành trình thống nhất đất nước trong trưng bày ‘Non sông liền một dải’ kỷ niệm 30/4 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử nhấn mạnh, vụ việc Quang Linh Vlogs quảng cáo sai sự thật là hồi chuông cảnh tỉnh tới các nghệ sĩ.
Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp tục đôn đốc, triển khai tổ chức thực hiện Quy hoạch báo chí, cũng như sắp xếp các cơ quan báo chí.
Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Một số doanh nghiệp đề xuất chính sách ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung, mở mã ngành livestream - là một ngành kinh doanh chính thức.
Mobile VerionPhiên bản di động