Thứ sáu 22/11/2024 16:03

Nghệ An: Nông dân phấn khởi khi giá hành lá tăng 4 lần

Hành lá hiện được thương lái thu mua tại ruộng với giá dao động từ 15.000-16.000 đồng/kg, mức giá cao gấp 4 lần so với thời điểm đầu năm 2022.

Ngay đầu vụ giá hành lá tăng cao gấp 4 lần, người dân trồng hành ở Nghệ An đang kỳ vọng về vụ trồng hành được mùa, được giá. Hiện tại, hành lá tươi đang được thương lái thu mua tại ruộng với giá dao động từ 15.000 -16.000 đồng/kg, mức giá cao gấp 4 lần so với thời điểm đầu năm 2022.

Thời điểm này, hàng chục héc ta trồng hành lá và rau gia vị tại "vựa rau" Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang vào vụ thu hoạch.

Tranh thủ sáng sớm, bà Nguyễn Thị Xuân (xóm Vân Đông, xã Quỳnh Bá) xếp những bó hành tươi để chuẩn bị giao cho thương lái. Bà Xuân cho biết, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh, nông dân chủ động được nguồn nước tưới nên hành lá đạt năng suất cao.

Bà Xuân cho hay, hiện người dân trồng hành ở Quỳnh Bá rất phấn khởi vì giá hành trên thị trường đang tăng lên từng ngày. Theo tính toán của bà Xuân nếu giá bán từ 10.000 đồng/kg là người trồng hành bắt đầu có lãi. Đây là mức thu nhập cao nhất trong mấy qua vì năm nay hành trúng mùa lại được giá.

Cây hành giống bản địa, lá dầy, ống to, vị cay, thơm đặc trưng, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

“Mùa này nắng nóng, gia đình tôi tranh thủ ra đồng từ lúc 3h sáng, thắp đèn thu hoạch hành. Vụ này cả nhà trồng 2 sào hành lá, sản lượng ước đạt khoảng 2 tấn...” bà Xuân cho biết.

Kiểm tra những ruộng hành chuẩn bị cho thu hoạch, Bà Hồ Thị Duyên (xóm 1, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu) phấn khởi chia sẻ, Nếu trồng bằng phương pháp cấy cây con, hành hoa sẽ cho thu hoạch sau 50 ngày, năng suất đạt khoảng 1 tấn/sào”.

Sắp tới, 2 sào hành lá với sản lượng trên dưới 2 tấn chuẩn bị cho thu hoạch, với năng suất và mức giá giữ ổn định như trên thì gia đình có nguồn thu khá.

Do bảo quản loại hàng hóa này khó khăn, dễ bị hao hụt về trọng lượng và hư hỏng nên thu hoạch đến đâu phải vận chuyển đi tiêu thụ đến đó.

Cũng theo bà Duyên cây hành có đặc tính là chứa nước, dễ bị héo, lầy trong thời tiết nắng nóng. Bởi vậy, thu hoạch ban đêm sẽ giúp giữ cho hành đẹp mã hơn và khi cân thì nặng hơn. Bởi vậy, giá hành hoa nhập cho thương lái buổi đêm thường thấp hơn 1-2 giá so với thu hoạch ban ngày.

Theo các nông dân trồng hành ở địa phương, cây hành tại Quỳnh Lưulà loại giống bản địa, lá dầy, ống to, vị cay, thơm đặc trưng, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Hành là cây trồng ngắn ngày, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khoảng 50 ngày kể từ lúc xuống giống, chăm sóc là bắt đầu thu hoạch. Nếu mưa nhiều thì thời gian thu hoạch lâu hơn từ 55-60 ngày.

Tại xã Quỳnh Bá (huyện Quỳnh Lưu), mặc dù diện tích trồng hành hoa ít hơn nhưng không khí ra đồng thu hoạch thời điểm này cũng rất sôi động.

Hành lá là cây rau màu dễ trồng, thời gian quay vòng, gối vụ nhanh, trung bình mỗi năm người dân có thể trồng từ 3-4 vụ. Nếu chăm sóc tốt, mỗi sào có thể đạt sản lượng 1,5 tấn hành. Với mức giá 15.000 đồng/kg như hiện nay, người trồng hành có thể thu 60 triệu đồng/sào/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.

Thời điểm này, hàng chục héc ta trồng hành lá tại huyện Quỳnh Lưu đang vào vụ thu hoạch. Người dân ra đồng từ giữa đêm hoặc che bạt làm xuyên trưa để tranh thủ bán giá cao.

Vào buổi trưa để tránh nóng bà con căng bạt vừa che nắng, vừa giúp bảo quản hành.

Do bảo quản loại hàng hóa này khó khăn, dễ bị hao hụt về trọng lượng và hư hỏng nên thu hoạch đến đâu phải vận chuyển đi tiêu thụ đến đó. Hành được thu hoạch vào 2 khung giờ buổi đêm và giữa trưa để kịp thời điểm nhập hàng cho các đại lý, đưa tới các khu chợ vào buổi sáng hay buổi chiều. Bởi vậy, nhiều hộ gia đình căng bạt giữa đồng để thu hoạch hành xuyên trưa.

Khung giờ thu hoạch buổi trưa thường bắt đầu từ 11h, thời điểm nắng nóng gay gắt nhất trong ngày. Việc căng bạt vừa che nắng cho người dân, vừa giúp bảo quản hành.

Năm ngoái, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến giá hành rất bấp bênh. Thời điểm sau Tết nguyên đán, hành hoa rớt giá chỉ còn 4.000 đồng/kg thì khoảng 10 ngày trở lại đây, giá loại rau gia vị này tăng 15.000-16.000 đồng/kg, cao gần gấp 4.

Hiện nay, thời tiết ở Nghệ An tương đối ổn định và đầu ra sản phẩm thuận lợi giúp bà con nông dân có thêm động lực để đẩy mạnh phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.

Bà Chung - thương lái chuyên thu mua hành cho biết, hành sau khi được thu mua tại ruộng phải nhúng qua nước để thật sạch đất, cát. Nếu không kịp vận chuyển đến nơi tiêu thụ ngay sẽ phải đặt trong phòng mát, dùng quạt điện để tránh hành bị nóng, hư hỏng. Chuyến hành này bà thu mua 2 tấn, xuất bán vào Quảng Trị, do đó thương lái này phải xắn tay hỗ trợ chủ ruộng chuẩn bị hàng để kịp chuyến xe.

Hành sau khi làm sạch được bó lại thành từng bó khoảng 5kg

Hành sau khi làm sạch được bó lại thành từng bó khoảng 5kg. Hành hoa Quỳnh Lưu ngoài cung ứng cho các chợ đầu mối, chợ dân sinh, còn được nhập cho các nhà máy chế biến gia vị đóng gói sẵn. Hành lá Quỳnh Lưu sau khi thu hoạch được thương lái thu mua ngay tại ruộng, rồi vận chuyển vào các chợ đầu mối hoặc thị trường phía Nam.

Trồng hành lá là một trong những nghề truyền thống của nông dân ở các xã vùng Bãi Ngang của huyện Quỳnh Lưu như Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Bảng và các xã Quỳnh Liên, Quỳnh Tân và Quỳnh Văn. Các địa phương này có điều kiện khí hậu cùng chất đất pha cát đặc thù rất phù hợp cho cây hành phát triển.

Hành lá Quỳnh Lưu sau khi thu hoạch được thương lái thu mua ngay tại ruộng.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có khoảng hàng chục ha trồng hành hành và các cây gia vị các loại.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm vào sản xuất, nhân rộng mô hình sản xuất hành và cây gia vị theo tiêu chuẩn VietGAP. Song song với đó, tăng cường quảng bá, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư