Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống

Mận đang vào mùa sai quả, du khách có thể hái ăn ngay tại vườn nếu ghé thăm "cổng trời" Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An dịp này.

Mùa mận tại “cổng trời” Mường Lống đã bắt đầu. Khách đến các vườn mận có thể bứt từng quả chín giòn. Với những cây thấp, bạn có trải nghiệm vừa ngồi, vừa hái mận và ăn tại chỗ.

Mường Lống nằm trong thung lũng trên đỉnh núi thuộc dãy Trường Sơn có độ cao gần 1.500m so với mực nước biển gần biên giới Việt - Lào, khí hậu ở Mường Lống quanh năm mát mẻ. Cách thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tầm 300km, Mường Lống là “thung lũng thuốc phiện” một thời, 100% người dân bản địa là đồng bào Mông.

Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống

Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm công việc thu hoạch mận cùng người dân địa phương

Ông Hờ Chồng Pó, bản Mường Lống 2 cho biết, hiện mận đang vào mùa, vào đầu mùa chua hơi gắt, sẽ nhăn mặt khi ăn nhưng nếu "chấm với muối thì rất đưa miệng, ăn mãi không chán".

Sở hữu vườn mận rộng 2,3ha với gần 300 gốc mận, những năm được mùa, mỗi cây cho hàng tạ quả, thế nên mỗi mùa mận gia đình ông Hờ Chồng Pó thu về hàng tấn quả. Điều đáng nói, gần 25 năm gắn bó với cây mận, ông chưa hề dùng đến thuốc trừ sâu. “Cây mận phù hợp với khí hậu ở đây lắm. Một năm ta chỉ cần dọn cỏ vài lần, sâu bệnh thì hoàn toàn không có. Từ 2 năm nay, cây mận già rồi, thoái hoá dần, huyện hỗ trợ phân bón ta mới bắt đầu bón phân. Cây hồi phục, phát triển tốt, quả cũng nhiều và ngọt hơn...”, ông Pó cho biết.

Theo người dân Mường Lống, từ những năm 1994, cây mận Tam Hoa ở Bắc Hà (Lào Cai) được đưa về trồng thay thế, xoá cây thuốc phiện trên đất Mường Lống, Kỳ Sơn. “Bén duyên” hơn 30 năm, cây mận Tam Hoa là một trong những loại cây trồng cực kỳ hợp với vùng đất được coi là “Sapa của xứ Nghệ”, khí hậu mát mẻ, có độ cao và biên độ chênh nhiệt độ ngày đêm lớn. Đến nay, mận được trồng tại nhiều xã của Kỳ Sơn như Mường Lống, Nậm Cắn, Đoọc Mạy, Na Ngoi, Tây Sơn, Nậm Càn, Huồi Tụ... Toàn huyện hiện có trên 46ha mận, và với năng suất 4-5 tấn/ha, mỗi năm Kỳ Sơn có từ 150-200 tấn quả.

Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống
Đất Mường Lống rất hợp với mận và đào, những gốc mận cứ vậy sinh sôi, phát triển, đơm hoa cho quả hoàn toàn nhờ dưỡng chất tự nhiên từ trời đất.

Theo đại diện lãnh đạo xã Mường Lống, nếu được hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá sản phẩm, có thị trường, có đầu ra ổn định, Mường Lống có thể mở rộng trên 100ha diện tích, tăng thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Xã cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn bà con bón phân, chăm sóc, nâng cao năng suất cũng như chất lượng mận Tam hoa. "Chỉ vài năm trở lại đây, một số ít vườn trồng tập trung mới bắt đầu chăm sóc, bón phân, nhưng tuyệt nhiên vẫn không hề sử dụng thuốc trừ sâu, ông Lầu Bá Chò", Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lống chia sẻ.

Cũng từ cây đào, cây mận, tư duy làm kinh tế của bà con người Mông ở Mường Lống cũng dần hình thành, thay đổi. Mùa hoa mận nở vào dịp trước và trong Tết, kéo dài khoảng nửa tháng là bắt đầu tàn và đơm quả. “Nếu có khách, chúng tôi sẵn sàng đón tiếp, phục vụ để có thể tăng thêm thu nhập”, chị Hừ Y Kia ở bản Mường Lống 2 chia sẻ. Cũng đã mấy năm nay, già Hờ Chồng Pó mày mò ghép, ươm cây giống để vừa bổ sung, mở rộng vườn, vừa bán giống cây cho người dân trong huyện. Vườn ươm giống hiện có hàng nghìn cây con cả đào và mận, mỗi cây giống ông bán với giá 15.000 đồng. Không chỉ có ông, mà trong xã, hiện đã có 6 hộ dân làm thêm nghề ươm giống.

Cây mận là loại cây giúp người dân vùng núi cao huyện Kỳ Sơn thoát nghèo, thậm chí làm giàu. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Sơn, ông Thò Bá Rê chia sẻ: Khó khăn nhất vẫn là đầu ra sản phẩm. Cùng với tìm đầu ra, mở rộng diện tích, huyện cũng sẽ quan tâm đến vấn đề đầu tư thâm canh, để làm sao vẫn giữ được mận sạch hoàn toàn...”, ông Rê nói.

Vừa qua nhiều cuộc khảo sát, xây dựng thương hiệu, nhãn mác, có giải pháp quảng bá, giới thiệu sản phẩm mận Kỳ Sơn đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Cùng với đầu tư, chăm sóc để có sản phẩm quả to đẹp, chất lượng hơn, dự kiến một số diện tích sẽ được trồng mới theo hướng đầu tư thâm canh, đồng thời xây dựng các khu du lịch sinh thái ở các xã trồng mận nhằm góp phần quảng bá sản phẩm mận Tam hoa Kỳ Sơn trong thời gian tới đây”, ông Nguyễn Quang Sáng - Ban quản lý Diễn đàn thị trường nông nghiệp tỉnh Nghệ An thông tin.

Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống
Vào cuối tháng 5 vừa qua, Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức ngày hội hái mận năm 2022 tại xã Mường Lống, với các hoạt động như: Hội thi mận đẹp, lễ hội chọi trâu, bò, đốt lửa trại, chụp ảnh lưu niệm…
Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống
Mận ban đầu màu xanh, chuyển sang hung hung rồi đỏ hườm hườm, lúc này người dân bắt đầu thu hoạch chính vụ
Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống
Bảo tồn cây mận kết hợp với du lịch sẽ là hướng đi mới cho cây "xóa đói” nơi “cổng trời” huyện Kỳ Sơn
Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống
Mận hái xong được chủ vườn phân theo kích cỡ rồi đóng vào thùng đem cân. Các lái buôn chỉ việc cho thùng lên xe tải, chở về xuôi.
Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống
Là món quà dân dã, mỗi năm chỉ có một lần nên mận vào mùa được rất nhiều người lựa chọn
Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống
Bạn có thể ghé thăm những khu vườn bạt ngàn trồng mận, trải nghiệm thú vị với việc thu hoạch mận cùng người dân địa phương, thưởng thức những trái mận đầu mùa và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Ở thung lũng Mường Lống, ngoài hái mận, bạn có thể hít thở không khí trong lành, hòa mình cùng thiên nhiên và chụp ảnh check-in.
Mộc Miên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Chưa năm nào đồng bào dân tộc Mông ở thôn Sỉn Khâu, xã Chế Là của huyện Xín Mần (Hà Giang) lại vui như Tết này, vui vì giờ đây thôn đã có điện lưới quốc gia.
Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương thông qua thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều gia đình người Mông ở Hà Giang đã thoát nghèo.
Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Đến Hang Kia, Pà Cò vào dịp Tết, chúng ta có dịp trải nghiệm và cùng đồng bào thưởng thức ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mông rất mộc mạc, nhưng vô cùng thú vị.
Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Hai cây cầu thuộc dự án “Xây cầu đến lớp” được đưa vào hoạt động tại Lai Châu, giúp hơn 7.000 em học sinh, giáo viên và người dân đi lại an toàn.
Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh 48 gương điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Với triển khai dự án “Từ trang trại tới bàn ăn” của doanh nghiệp phân phối sẽ góp phần tạo sinh kế ổn định cho những người phụ nữ Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng).
Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động