Thứ ba 26/11/2024 04:55

Nghệ An: Những “sứ giả” văn hóa ở Hoa Tiến

Về bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An sẽ được gặp những người lớn tuổi đam mê làm du lịch cộng đồng. Với họ đây là cơ hội để được giới thiệu và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và họ tự hào về điều này.

Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng

Khi bản Hoa Tiến được chọn để xây dựng thành mô hình du lịch cộng đồng, bà Sầm Thị Xanh nguyên là giáo viên được mọi người tín nhiệm nhờ làm “hướng dẫn viên du lịch”. Ban đầu bà nghĩ cũng chỉ để “vui” thôi, “biết cái gì thì nói cái nấy”. Vậy mà, gắn bó với “nghề tay trái”, hàng ngày được tiếp xúc với nhiều đoàn khách, gặp gỡ nhiều người, bà bắt đầu yêu thích công việc này. Qua nhiều năm làm hướng dẫn viên bà Xanh chia sẻ: Khách du lịch đến với Hoa Tiến là muốn tìm những bản sắc riêng, mang đậm giá trị văn hóa của đồng bào Thái. Thế nên, ngoài giới thiệu, chúng tôi cũng kết hợp với các công ty lữ hành để xây dựng những chương trình du lịch lý thú để du khách có những trải nghiệm đáng nhớ khi tham gia tua du lịch cộng đồng ở bản Hoa Tiến. Về đây, du khách được nghe các làn điệu dân ca, dân vũ của người Thái, được cùng người dân trong xã dệt thổ cẩm, thưởng thức các món ăn truyền thống của người Thái... Cá nhân tôi có thể hát, dệt và diễn xướng những làn điệu của dân tộc mình.

Giống bà Xanh, bà Lô Thị Nga cùng con gái đang quản lý một nhà sàn truyền thống dùng để làm homestay đón khách du lịch. Đến với ngôi nhà sàn giản dị của gia đình bà, dễ dàng cảm nhận được sự khéo léo của bàn tay người phụ nữ khi từng góc bếp, từng hiên nhà đến nơi ăn, chốn ngủ và cả nơi nghỉ ngơi cho khách. Bà Nga cũng là một trong những phụ nữ cao tuổi trong xã vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống và khách đến với gia đình bà đều thích thú khi được trải nghiệm công việc rất đỗi thân quen này. Qua trò chuyện, bà Lô Thị Nga cho biết, từ khi kinh doanh loại hình du lịch cộng đồng, gia đình bà được tín nhiệm và được nhiều khách du lịch lựa chọn. Điều này không chỉ giúp gia đình tăng thêm thu nhập mà quan trọng hơn là ngày càng có nhiều người yêu văn hóa của đồng bào Thái và những giá trị truyền thống của dân tộc.

Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa Thái

Vài năm trở lại đây, bản Hoa Tiến đã có tên trên bản đồ du lịch và là điểm đến cho những người yêu loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, du lịch cộng đồng Hoa Tiến khó có thể thành công nếu không có những người dân bản địa lưu giữ và bảo tồn văn hóa của dân tộc. Họ vẫn đang nỗ lực để quảng bá những giá trị tốt đẹp đến với du khách gần xa. Từ năm 2014, bản Hoa Tiến đã thành lập Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa Thái. Từ 8 thành viên đầu tiên là những người có cùng sở thích hát những làn điệu dân ca Thái, đến nay, câu lạc bộ đã phát triển đến lên đến 38 người, trong đó có những người đã được phong nghệ nhân ưu tú như bà Sầm Thị Vinh. Hiện câu lạc bộ không chỉ sinh hoạt ở một mảng là dân ca, dân vũ mà có nhiều mảng khác nhau. Ví như ông Lô Đức Mậu - Chủ nhiệm câu lạc bộ chuyên về mảng tiếng nói, chữ Thái cổ, bà Vinh thì thiên về truyền dạy các làn điệu dân ca Thái như hát Suối, hát Lăm, hát Nhuôn, hát Hắp Lai... Bà Sầm Thị Xanh lại thiên về mảng dân ca, tâm linh.

Bà Sầm Thị Xanh được xem là “sứ giả” văn hóa ở Hoa Tiến (Quỳ Châu - Nghệ An)

Các thành viên trong câu lạc bộ từ già đến trẻ ai cũng trở thành những “sứ giả” quảng bá, giới thiệu du lịch. Vì thế, hiện nay, mỗi khi có đoàn khách đến với Châu Tiến, câu lạc bộ lại đứng ra dàn dựng chương trình, tổ chức biểu diễn văn hóa, văn nghệ cho khách du lịch. Các bà, các chị cũng là những đầu bếp nấu những món ăn mang đậm truyền thống của người dân bản xứ để giới thiệu cho du khách.

Từ những nỗ lực của các thành viên câu lạc bộ, đến nay câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Thái của bản Hoa Tiến đã ngày một phát triển và đạt mô hình cấp tỉnh. Sự cố gắng của các thành viên cũng đã góp phần quan trọng để lưu giữ những giá trị truyền thống và đưa văn hóa của đồng bào Thái Quỳ Châu đến gần hơn với du khách thập phương. Đây cũng là yếu tố làm nên nét đặc sắc mà chỉ riêng có ở khu du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến - Quỳ Châu.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'