Thứ hai 25/11/2024 00:19

Nghệ An: Đoàn giám sát Quốc hội làm việc về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, làm việc với tỉnh Nghệ An về về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện miền núi Quế Phong.

Ngày 31/8, Đoàn giám sát của Quốc hội do Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn, đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát với UBND huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An về các Chương trình mục tiêu quốc gia: "Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030" đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát với UBND huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Toàn cảnh buổi làm việc

Quế Phong là huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An, là 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021- 2025.

Giai đoạn 2021 – 2025, Quế Phong được thụ hưởng cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Huyện Quế Phong xác định đây là cơ hội rất lớn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Huyện Quế Phong được giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 491,465 tỷ đồng giai đoạn 2021- 2025 và được phân bổ 191,157 tỷ đồng vốn sự nghiệp giai đoạn 2022- 2023.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Dương Hoàng Vũ nêu rõ, trong 2 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đã làm mới hơn 20km đường bê tông giao thông nông thôn, nội bản, liên bản; 88% các thôn, bản có đường giao thông từ trung tâm xã đến thôn, bản được cứng hóa; cơ sở vật chất trường lớp học được quan tâm đầu tư, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 80%; phòng bán kiên cố đạt 17%.

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện tăng từ 28,82 triệu đồng năm 2020 lên 34,03 triệu đồng năm 2022, đạt 76,84% kế hoạch. Trên địa bàn có 12 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo từ 44,68% năm 2021 xuống còn 38% trong 6 tháng đầu năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025); tỷ lệ giảm hộ nghèo hàng năm lần lượt là 4% năm 2021; năm 2022 là 4,5% và 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2,25%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong thừa nhận, công tác triển khai thực hiện một số dự án, tiểu dự án còn chậm, đặc biệt là các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; hệ thống văn bản chưa được ban hành đồng bộ dẫn đến việc nhiều nội dung chưa đủ cơ sở, điều kiện để triển khai thực hiện mặc dù đã được giao vốn.

Qua buổi làm việc, huyện Quế Phong cũng đã kiến nghị, đề xuất với đoàn giám sát một số khó khăn, bất cập, giải pháp tháo gỡ cho địa phương khi thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương làm việc tại Nghệ An về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tại buổi làm việc, đoàn giám sát đã yêu cầu địa phương cũng như các ngành liên quan của tỉnh Nghệ An làm rõ cơ chế lồng ghép, phân cấp, phân quyền khi thực hiện các chương trình; việc lập kế hoạch phân bổ vốn, vốn đối ứng; kế hoạch xây dựng các mô hình sản xuất lớn, liên kết với các hộ dân, vai trò của các hợp tác xã trong khi các doanh nghiệp chưa mặn mà với nông thôn miền núi. Đồng thời, đoàn giám sát cũng đề nghị làm rõ lý do, nguyên nhân chủ quan, khách quan một số tiểu dự án chưa được bố trí vốn; vì sao tỷ lệ giải ngân dự án quá thấp, tỷ lệ hộ cận nghèo tăng. Đơn cử như dự án có tính cấp bách nhất của chương trình là giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt lại khó thực hiện; hiệu quả tiểu dự án giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao…

Phát biểu buổi giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, dù còn nhiều khó khăn, UBND huyện Quế Phong đã nỗ lực, “vượt lên chính mình” trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Tuyên truyền vận động người dân chủ động vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, “bộ mặt nông thôn” trên địa bàn huyện có nhiều thay đổi, giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết 24/2021/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, huyện Quế Phong vẫn là 1 trong 4 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An. Huyện đang đối mặt với áp lực giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, hiện còn khoảng 425 tỷ đồng; áp lực hoàn thành các mục tiêu thu nhập, nhà ở, các chỉ tiêu về nông thôn mới còn lớn; việc lồng ghép nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, huy động vốn đối ứng của địa phương cũng gặp khó khăn.

Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, UBND huyện Quế Phong tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính quyền, có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cơ sở. Tiếp tục huy động và lồng ghép các nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đánh giá đúng nguyên nhân chủ quan trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, có hay không tình trạng “e dè, sợ sai” khi thực hiện các Chương trình này.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, huyện Quế Phong cần xác định rõ sản phẩm chủ lực trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ phát triển chuỗi sản xuất, hình thành kinh tế nông nghiệp. Xác định rõ đột phá trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia có phải là nhà ở, sinh kế, hạ tầng cơ sở không? Khắc phục tâm lý sợ sai, không dám làm, sẵn sàng “cầm tay chỉ việc” để việc triển khai thực hiện được thông suốt, hiệu quả.

Lam Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'