Thứ hai 18/11/2024 12:25

Nghệ An: Chủ động, sáng tạo trong phòng, chống HIV/AIDS

Năm 2020 và 2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có công tác phòng chống HIV/AIDS. Ngay trong khó khăn đó, tỉnh Nghệ An đã có nhiều sáng tạo để duy trì hoạt động điều trị, chăm sóc và cấp phát thuốc cho người nhiễm HIV/AIDS.
Tỉnh Nghệ An hiện có 6.004 người nhiễm HIV được quản lý. Số người đang điều trị HIV bằng thuốc kháng vi rút (ARV) là 4.715 người. Số người còn lại không điều trị là do đi làm ăn xa, đi điều trị nơi khác và có thể chưa thực hiện điều trị.

Hai năm trở lại đây, Nghệ An ghi nhận sự thay đổi trong đường lây truyền HIV là nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Trong số các bệnh nhân HIV/AIDS mới được phát hiện, có trên 20 người MSM. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu được triển khai trên một nhóm nghiện, chích ma túy tại huyện miền núi của Trung tâm Phát triển cộng đồng đã phát hiện thêm nhiều người nhiễm HIV mới trong nhóm này. Thực tế này cho thấy, vẫn tồn tại nhiều người nhiễm chưa được phát hiện, tập trung ở nhóm nghiện, chích ma túy ở khu vực miền núi.

Web https://tuxetnghiem.vn giúp người nhiễm HIV/AID tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm HIV một cách tiện lợi, bảo mật và thân thiện hơn

Theo bác sĩ Nguyễn Song Hà - Trưởng Khoa phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An: Khó khăn lớn nhất vẫn là kinh phí hoạt động. Đặc biệt là năm 2020 và 2021, khi mà các nguồn lực đều tập trung ưu tiên cho phòng, chống COVID-19 thì nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS càng hạn chế hơn nữa. Ngân sách dành cho chương trình phòng, chống năm 2021 chỉ bằng khoảng 40% so với năm trước. Trong khi đó, các chương trình, dự án hỗ trợ của tổ chức quốc tế, Nhà nước hầu như không còn. Hiện Nghệ An chỉ còn dự án của Quỹ Toàn Cầu (khoảng 5 tỷ đồng/năm) cho các hoạt động: Hỗ trợ thuốc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân HIV/AIDS; khám, xét nghiệm HIV/AIDS; hỗ trợ bơm kim tiêm, bao cao su; hỗ trợ kinh phí cho nhân viên tiếp cận cộng đồng và y tế thôn, bản thực hiện sàng lọc người có nguy cơ cao, khuyến khích người đi xét nghiệm…

Một khó khăn khác có thể thấy rõ trong đại dịch COVID-19, đó là những người nhiễm HIV/AIDS do sự tự ti, tự kỳ thị nên thường “chậm chân” hơn trong việc tiêm phòng vắc-xin, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi. Bản thân họ bị suy giảm mạnh hệ thống miễn dịch, vậy nên, một khi bị nhiễm COVID-19 thì bị đe dọa đến sức khỏe, tính mạng hơn người bình thường. Thêm vào đó, dịch COVID-19 giáng một đòn mạnh vào kinh tế, sản xuất, đời sống người nhiễm HIV/AIDS vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Sự khó khăn rất dễ khiến người nhiễm bi quan, chán nản, nảy sinh các hành động tiêu cực.

Khó khăn là vậy, nhưng 9 tháng đầu năm 2021, đội ngũ y tế của Nghệ An vẫn bảo đảm khá tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nghệ An vẫn duy trì hoạt động 9/9 phòng xét nghiệm khẳng định HIV trên địa bàn, xét nghiệm lưu động tại 21 huyện, thành, thị; tư vấn, chuyển gửi thành công người nhiễm HIV từ cơ sở xét nghiệm đến kết nối điều trị HIV/AIDS… Trong hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, Nghệ An duy trì hoạt động tại 12 cơ sở điều trị Methadone và 20 điểm cấp phát thuốc. Hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại 21/21 huyện, thành, thị xã được duy trì ở 25 cơ sở chăm sóc và điều trị, cấp phát thuốc tại xã, phường ở 8 huyện.

Cách làm mới của Nghệ An trong bối cảnh dịch COVID-19 là triển khai mô hình xét nghiệm không chuyên qua website. Hệ thống cán bộ y tế giới thiệu website này cho người dân. Người dân thông qua website để đặt lấy test nhanh (nước bọt) về tự xét nghiệm HIV. Test nhanh sẽ được cán bộ y tế Nghệ An gửi phát nhanh về tận địa chỉ người nhận. Sau test nhanh, người tự xét nghiệm chụp hình ảnh gửi lên website và cán bộ y tế sẽ cập nhật, gọi điện tư vấn. Cách làm này đã hạn chế được việc tiếp xúc trực tiếp. Sau 10 tháng triển khai, website đã có 1.982 đơn hàng, cho kết quả có 80 test nhanh phản ứng HIV, 78 người được xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.

Trong thời gian nhiều địa phương phải thực hiện phong tỏa, giãn cách do dịch COVID-19, Nghệ An cũng đã chủ động áp dụng quy định của Bộ Y tế để cấp 3 tháng thuốc điều trị ARV và thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện. Cán bộ y tế sẵn sàng đến tận nhà đưa thuốc cho người nhiễm, người nghiện… Đối với nhóm đồng giới, Nghệ An thực hiện để tuyên truyền, tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ kỹ thuật thông qua đội ngũ cộng tác viên, đại diện các câu lạc bộ…

Tú Phương

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống