Thứ bảy 16/11/2024 05:16

Ngày mới ở xã vùng cao Vĩnh Thuận

5 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội ở xã vùng cao Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là đồng bào Bana được cải thiện đáng kể. 

Với đặc thù của một xã vùng cao, có đông đồng bào Bana sinh sống, Vĩnh Thuận đã chọn sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi là kinh tế mũi nhọn của địa phương. Diện tích các loại cây trồng: Đậu đen, đậu xanh, cây mỳ, bí đỏ và một số loại cây trồng cạn khác ngày càng tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi phát triển mạnh, tăng cả số lượng và chất lượng.

Xã xây dựng bờ kè chống xói lở

Theo thống kê sơ bộ, hiện tổng đàn bò của Vĩnh Thuận là 1.366 con, đàn gia cầm 1.850 con. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 15,3 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 48,23%, bình quân hàng năm giảm 5,2%; hộ cận nghèo còn 5,88%, giảm 3,25%.

Cây đậu xanh, đậu đen đem lại thu nhập cao cho bà con

Từ các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia, xã Vĩnh Thuận đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống cho bà con. 5 năm qua, trên địa bàn xã Vĩnh Thuận đã triển khai xây dựng 27 công trình phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh với tổng kinh phí gần 13 tỷ đồng. Nhiều công trình thiết yếu đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các nét đẹp văn hóa của đồng bào Bana được bà con trong xã giữ gìn và phát huy. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được đẩy mạnh, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã được củng cố, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bà con trồng thêm nhiều bí đỏ và ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trong thời gian tới, với sự chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã, Vĩnh Thuận sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Long Vũ

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống