Thứ hai 23/12/2024 05:54

Ngành xi măng kỳ vọng “sáng” hơn nhờ đầu tư công

Ngành xi măng trong năm 2024 vẫn được xem là chịu nhiều khó khăn từ việc nhu cầu trong nước khó tăng cao, nguồn cung tiếp tục vượt xa cầu.

Nỗ lực giảm lượng tồn kho

Theo tính toán của Hiệp hội xi măng Việt Nam, năm 2023, cả nước sản xuất và tiêu thụ gần 88,6 triệu tấn xi măng và clinker, đạt gần 79% năng lực sản xuất của 83 dây chuyền, khoảng 70% năng lực thực tế. Tiêu thụ xi măng nội địa năm 2023 đạt 57,083 triệu tấn, bằng 84,3% tiêu thụ nội địa năm 2022. Trong đó, có 8 dây chuyền sản xuất xi măng phải ngừng hoạt động, nhiều nhà máy phải dừng 1 hoặc 2 dây chuyền để giảm lượng tồn kho, phải dừng lò vì dư thừa công suất lần đầu xảy ra trong lịch sử ngành xi măng.

Dự báo quý II/2024, kỳ vọng sản lượng xi măng bán ra sẽ cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động xây dựng có dấu hiệu phục hồi.

Theo các nhà sản xuất, thị trường xi măng cả trong nước lẫn xuất khẩu đều gặp nhiều khó khăn. Đối với kênh xuất khẩu, sở dĩ sản lượng giảm mạnh là do Trung Quốc giảm nhập khẩu, bởi thị trường bất động sản nước này chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Bên cạnh đó, cạnh tranh xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam khốc liệt hơn do Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mua nhiều xi măng nước ta, điển hình là Phillipiness, Bangladesh. Tại Phillipiness, nước này vẫn áp dụng chính sách bảo hộ (thuế chống bán phá giá với xi măng nhập từ Việt Nam), cộng với cạnh tranh dư thừa tại Trung Đông và Đông Nam Á...Ngoài ra, giá xuất khẩu bình quân 12 tháng năm 2023 đạt gần 42,4 USD/tấn, giảm gần 3% so với cùng kỳ, chưa kể doanh nghiệp xuất khẩu clinker trong nước phải chịu thuế 10% từ 1/1/2023.

PGS. TS Lương Đức Long, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam chỉ ra, yếu tố bất khả kháng liên quan đến giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất xi măng, mặc dù đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, giai đoạn này, ngành chịu áp lực lớn, khi khả năng hấp thụ xi măng của nền kinh tế trong nước kém; giá điện, than và các nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất đều tăng, có thời điểm giá than tăng gấp 3 lần; năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân tăng 7,5%...

Phải đối mặt với khó khăn, thách thức chung của ngành xi măng, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tăng cường sử dụng rác thải làm nhiên liệu thay thế, sử dụng bùn thải thay thế sét, sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao tự nhiên; nghiên cứu sản phẩm mới giảm phát thải ra môi trường, góp phần tiết giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, giảm sử dụng tài nguyên không tái tạo.

Một giải pháp nữa được doanh nghiệp thực hiện đó là tiết giảm chi phí, tái cấu trúc doanh nghiệp , tập trung chuyển đổi số, số hóa trong sản xuất kinh doanh. Cũng phải nhìn nhận một cách biện chứng, khó khăn thách thức doanh nghiệp , khiến họ phải đối mặt, giải quyết nhiều vấn đề hơn, kéo chậm tốc độ phát triển lại; nhưng cũng là động lực buộc doanh nghiệp phải có hướng đi mới, đổi mới và sáng tạo quyết liệt hơn, tạo ra đột phá để phát triển mạnh hơn.

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh

Năm 2024, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế Việt Nam vừa có những thuận lợi, vừa tiếp tục chịu “tác động tiêu cực kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong, theo đó, với nội tại ngành xi măng, Vicem dự báo tiêu thụ nội địa khó có sự tăng trưởng cao.

Bởi, hoạt động giải ngân đầu tư công tại nhiều địa phương và dự án vẫn còn chậm, thị trường bất động sản dự báo phục hồi, tăng trưởng nhưng chưa thể sớm sôi động trở lại, nguồn cung xi măng tiếp tục vượt xa so với cầu, kênh xuất khẩu cũng khó tăng do áp lực cạnh tranh từ nhiều quốc gia xuất khẩu như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ...

Để giúp ngành xi măng vượt qua khó khăn hiện nay, theo TS. Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng: Ngoài đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; đẩy nhanh đầu tư xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội thì về chính sách thuế, kiến nghị Chính phủ tạm hoãn việc tăng thuế xuất khẩu clinker từ 5% lên 10% và tạm giữ mức thuế suất xuất khẩu clinker ở mức cũ 5% thêm 2 năm.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm clinker xuất khẩu, theo hướng sản xuất clinker xuất khẩu không thuộc đối tượng hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng.

Với góc nhìn lạc quan hơn về thị trường, theo PGS.TS Lương Đức Long nêu, thị trường tiêu thụ xi măng năm 2024 sẽ khá hơn năm 2023. Phân tích lý do, ông Long cho biết: Nước ta đang trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng của nước công nghiệp nên nhu cầu sử dụng xi măng còn nhiều. Với sự quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, hy vọng năm 2024 tốc độ giải ngân vốn đầu tư công sẽ khá hơn.

Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị, khẩn trương ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về việc sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế cho các ngành công nghiệp, trong đó có ngành xi măng. Có chính sách khuyến khích về thuế, tài chính cho nhà máy sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế. Tạo điều kiện để việc vận chuyển, tái sử dụng các chất thải, rác thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế được thuận tiện. Cần ban hành các quy định, hướng dẫn các nhà máy xi măng thực hiện kiểm kê, báo cáo phát thải khí nhà kính.

Cùng với sự quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, hy vọng năm 2024 tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương, sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, thì sẽ tăng trưởng tiêu thụ xi măng trong nước giảm áp lực dư thừa nguồn cung.

Dự báo quý II/2024, kỳ vọng sản lượng xi măng bán ra sẽ cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động xây dựng có dấu hiệu phục hồi. Ngoài ra, các dự án đầu tư công lớn (như Sân bay Long Thành và các dự án đường cao tốc ở miền Trung và miền Nam) có thể bù đắp nhu cầu yếu trong năm 2024.
Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Ngành xi măng

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN