Ngành thực phẩm, đồ uống Việt thu hút doanh nghiệp Ấn Độ

Mức tăng trưởng ổn định của ngành thực phẩm, đồ uống (F&B) Việt đang là thỏi nam châm thu hút các doanh nghiệp Ấn Độ tới tìm hiểu thị trường nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đầu tư trong thời gian tới.

Thông tin được cho biết tại buổi “Kết nối giao thương hợp tác Ấn Độ - Việt Nam ngành thực phẩm, giải khát và đóng gói”, diễn ra chiều ngày 8/8 tại TP. Hồ Chí Minh, do Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh và Cục Công tác phía Nam (Bộ Công Thương) tổ chức.

nganh thuc pham do uong viet thu hut doanh nghiep an do
Bà Nguyễn Vân Nga - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công tác phía Nam phát biểu tại chương trình kết nối giao thương chiều tối ngày 8/8.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp Ấn Độ, Việt Nam là quốc gia lớn trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, nông sản và là một trong những nhà xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu và hạt điều lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước nhập khẩu và tiêu dùng thực phẩm lớn. Các sản phẩm nông nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng thương mại song phương giữa hai nước. Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do gần đây như CPTPP và FTA EU-Việt Nam sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chế biến của Việt Nam. Đây cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Ấn Độ tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong đợt này.

nganh thuc pham do uong viet thu hut doanh nghiep an do
Đông đảo doanh nghiệp hai bên tham gia kết nối

Phân tích cụ thể, ông Ramesh Anand - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) - cho biết: Việt Nam với dân số trên 95 triệu người, đang chứng kiến nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng đối với ngành thực phẩm & đồ uống (F&B) và tạo ra một thị trường F&B rộng lớn. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau để phát triển ngành F&B bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh cho các nhà sản xuất, cải cách hành chính công và cung cấp các khoản vay mềm và các chương trình kích thích nhu cầu.

Phái đoàn 40 doanh nghiệp Ấn Độ đã gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp thực phẩm của Việt Nam. Trong quá trình tương tác, doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu thế mạnh, tiềm năng của mình đồng thời tìm hiểu những mặt hàng có thế mạnh của Ấn Độ nhằm bổ sung kinh doanh, thúc đẩy phát triển lĩnh vực F&B và đóng gói.

Cùng với đó, theo các đơn vị nghiên cứu thị trường thì người dân ở các thành phố lớn có nhu cầu lớn hơn, đa dạng hơn về các sản phẩm thực phẩm - đồ uống… cũng đang tạo nên sự hấp dẫn cho ngành F&B, thu hút các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. “Với những thuận lợi này, đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ vào Việt Nam dự kiến cũng sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới”, ông Ramesh Anand nhấn mạnh.

Trên thực tế, nguồn vốn FDI của Ấn Độ vào Việt Nam đã tăng đáng kể trong nhiều năm nay. Theo ông K. Srikar Reddy - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh, đến thời điểm 20/06/2019, các công ty Ấn Độ đã đầu tư vào 254 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 928 triệu USD. Nếu tính cả những dự án đầu tư của Ấn Độ thông qua các nước thứ ba như Hong Kong và Singapore thì con số lên tới khoảng 1,7 tỷ USD. Ấn Độ hiện xếp thứ 29 trong tổng số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư chính mà doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm gồm có năng lượng, thăm dò khoáng sản, chế biến nông sản, sản xuất đường và cà phê, dược phẩm...

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Vân Nga - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công tác phía Nam - cho biết, Ấn Độ hiện đang có 118 dự án đã được cấp phép đầu tư và còn hiệu lực với tổng số tiền đâu tư lên đến hơn 73 triệu USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khoa học công nghệ; công nghiệp ô tô, xe máy, công nghiệp chế biến chế tạo; thông tin truyền thông.

Theo bà Nguyễn Vân Nga, không chỉ giới hạn ở những lĩnh vực kể trên mà trong lĩnh vực nông nghiệp doanh nghiệp Ấn Độ cũng có sự quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể mới đây, Tập đoàn Tata Coffee Limited của Ấn Độ đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan sấy lạnh hiện đại tại Bình Dương với số vốn đầu tư lên tới 63 triệu USD.

Những con số trên cho thấy tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Ấn Độ là rất lớn và sẽ còn tăng trưởng hơn khi Chính phủ hai nước vẫn đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Bà Nguyễn Vân Nga - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công tác phía Nam:

Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam cũng là đối tác ưu tiên hàng đầu trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong năm 2018 đạt 10,69 tỷ USD tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 6,54 tỷ USD tăng 74,2% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 4,15 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tháng 4/2024: Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore đạt mức tăng trưởng rất cao

Tháng 4/2024: Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore đạt mức tăng trưởng rất cao

Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

Triển lãm Fabrica: Kết nối thúc đẩy thương mại song phương từ ngành dệt may Việt Nam - Italia

Triển lãm Fabrica: Kết nối thúc đẩy thương mại song phương từ ngành dệt may Việt Nam - Italia

Lộ diện thêm nhiều tập đoàn phân phối, bán lẻ đến Việt Nam tìm nguồn cung ứng

Lộ diện thêm nhiều tập đoàn phân phối, bán lẻ đến Việt Nam tìm nguồn cung ứng

Thông tin Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam

Thông tin Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam

Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’

Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’

TP. Hồ Chí Minh: Khoảng 500 gian hàng sẽ có mặt tại Diễn đàn Công nghệ Quốc tế iTECH EXPO 2024

TP. Hồ Chí Minh: Khoảng 500 gian hàng sẽ có mặt tại Diễn đàn Công nghệ Quốc tế iTECH EXPO 2024

Những đóng góp đặc biệt trong thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Kazakhstan

Những đóng góp đặc biệt trong thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Kazakhstan

Bộ Công Thương họp xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Bộ Công Thương họp xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Giá cà phê xuất khẩu vào đà tăng mạnh, cà phê Robusta sẽ quay lại đỉnh?

Giá cà phê xuất khẩu vào đà tăng mạnh, cà phê Robusta sẽ quay lại đỉnh?

Xuất khẩu tuần 13/5-19/5: 4 địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD;xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 21,17%

Xuất khẩu tuần 13/5-19/5: 4 địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD;xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 21,17%

“Xanh hóa” để phát triển logistics bền vững

“Xanh hóa” để phát triển logistics bền vững

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Xem thêm