Thứ ba 22/04/2025 17:36

Việt Nam nhập khẩu điện thoại từ những thị trường nào?

Có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp điện thoại cho Việt Nam, trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là 3 thị trường lớn nhất.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu điện thoạicác loại và linh kiện của Việt Nam trong tháng 4 đạt kim ngạch 789,72 triệu USD, giảm nhẹ 1% so với tháng 3/2024.

Như vậy tính đến hết tháng 4/2024, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt hơn 3,079 tỷ USD, tăng mạnh 22,4% so với cùng kỳ năm trước, là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 5 trong số các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam.

Xét theo thị trường, có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam, trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là 3 thị trường lớn nhất.

Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là 3 thị trường cung cấp điện thoại lớn nhất cho Việt Nam

Cụ thể, Trung Quốc dẫn đầu về kim ngạch với hơn 2,66 tỷ USD, tăng mạnh 25% so với cùng kỳ năm 2023. Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 2 với hơn 134,5 triệu USD trong 4 tháng, tuy nhiên giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý thị trường Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận mức tăng trưởng đến 275%, tương đương gấp 3,75 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 25,3 triệu USD.

Bên cạnh 3 thị trường chủ đạo nêu trên, các nhà cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam còn bao gồm Ấn Độ, Anh, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản.

Ở chiều xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm, điện thoại các loại và linh kiện đã mang về cho nước ta kim ngạch hơn 18,1 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 2 chỉ sau máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Trên thị trường thế giới, Việt Nam là nước xuất khẩu smartphone lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Cụ thể trước năm 2010, Ấn Độ và Việt Nam đều có thị phần xuất khẩu điện thoại thông minh dưới 1% tuy nhiên kể từ năm 2022, thị phần của Việt Nam tăng lên 12%, trong khi Ấn Độ đứng thứ 7 với thị phần xuất khẩu hơn 2,5%.

Trung Quốc là quốc gia thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu smartphone trên thế giới. Theo số liệu thống kê, quốc gia này chiếm gần một nửa thị phần toàn cầu. Tuy nhiên năm 2022, số lượng smartphone xuất khẩu của nước này giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm do tác động của dịch Covid-19 và nhu cầu tiêu thụ chậm lại.

Đứng thứ 3 ở vị trí xuất khẩu là Hông Kông (Trung Quốc). Nhờ sở hữu vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng thương mại tốt và môi trường thân thiện với doanh nghiệp, Hong Kong được xem là cửa ngõ quan trọng với các nhà sản xuất điện thoại thông minh đang tìm cách tiếp cận thị trường quốc tế. Hiện khu vực này chiếm 9,6% thị phần xuất khẩu smartphone trên thế giới.

Dự kiến trong năm 2024, doanh số tiêu thụ smartphone tại Việt Nam sẽ đạt 21,4 triệu chiếc. Kể từ đầu năm đến nay, một số mẫu điện thoại ra mắt đã nhận được sự chào đón tích cực như Samsung Galaxy S24 Series, Honor X9b 5G hay Xiaomi Redmi 12 Series…

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu