Thứ hai 30/12/2024 01:05

Ngành F&B Việt Nam và cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Xuất khẩu trực tuyến đang là xu hướng và cơ hội cho nhiều doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp đồ uống Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao, tốn kém ít chi phí, các doanh nghiệp cần tham gia các chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức, trong đó có hội thảo chuyên đề.

Sự gia tăng xuất khẩu qua thương mại điện tử

Giao thương trong lĩnh vực F&B trên toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ chiếm 9% tổng giá trị giao dịch toàn cầu. Trên Alibaba.com, hoạt động B2B đã chuyển lên môi trường trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu đối với các sản phẩm F&B trên nền tảng vào năm 2021 đã tăng vọt lên 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nguồn cung hiện tại đang không đủ để đáp ứng nhu cầu, với tỷ lệ người mua so với người bán của ngành F&B ở mức 15:1. Điều này mang lại cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp F&B Việt Nam để lấp đầy khoảng trống và tiếp cận người mua toàn cầu, đặc biệt đối với 30 triệu người mua đang đăng ký hiện nay trên Alibaba.com.

Phát biểu tại hội thảo “It’s my time - Hội thảo xuất khẩu trực tuyến ngành F&B Việt Nam” do Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Alibaba tổ chức mới đây, ông Stephen Kuo, Tổng Giám đốc Alibaba.com Châu Á- Thái Bình Dương chia sẻ: “Các sản phẩm mới lạ từ nhiều nền văn hóa độc đáo sẽ mang lại trải nghiệm kỳ thú và niềm vui cho mọi người. Tiến trình toàn cầu hóa đang tái cấu trúc thế giới, các ngành công nghiệp và cụ thể là mô hình kinh doanh F&B. Tất cả, không chỉ khách hàng cuối mà cả các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, đang tìm nguồn cung ứng F&B với chất lượng cao và giá cả phù hợp từ các nhà cung cấp trên khắp thế giới. Đặc biệt, xuất xứ quốc gia là yếu tố đầu tiên mà người mua cân nhắc và ưu tiên. Các nhà cung cấp sản phẩm F&B của Việt Nam có vị thế trên Alibaba.com và mức độ phổ biến toàn cầu nhất định, điều này khiến người mua trên toàn thế giới có xu hướng tìm kiếm các nhà cung cấp Việt Nam. Đây chính là thời điểm để các DNNVV tham gia và giành thắng lợi nhanh chóng”.

Bà Đoàn Trần Thùy Linh, người sáng lập công ty CP SX&TM Kim Cương Xanh chuyên cung cấp cà phê chia sẻ: “Covid-19 đã làm gián đoạn quá trình cung cấp cà phê của chúng tôi, khiến chúng tôi bị ngưng trệ. Nhờ mảng kinh doanh trực tuyến, chúng tôi mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Chúng tôi đã phải học cách thức xuất khẩu trực tuyến khi nhận thấy sản phẩm do các website TMĐT phân phối không bị giới hạn về thời gian và không gian. Thông qua các hội thảo của Alibaba.com, chúng tôi đã tái thiết lập được môi trường thuận lợi và mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến. Giờ đây, chúng tôi đã mở rộng thị trường không chỉ ở châu Á mà còn sang cả châu Âu”.

Nắm bắt cơ hội với các giải pháp kỹ thuật số

Alibaba.com không chỉ là một công ty TMĐT mà còn giúp những doanh nghiệp khác trở thành doanh nghiệp TMĐT bằng cách tiếp cận người mua từ 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ hiện là thị trường mua lớn nhất của cả nền tảng nói chung và của các nhà cung cấp Việt Nam nói riêng. Tiếp theo là Brazil và Canada ở Châu Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh ở Châu Âu. Tận dụng khả năng tiếp cận rộng trên khắp các thị trường toàn cầu, Alibaba.com cũng triển khai chiến lược thu hút người mua, tập trung vào 17 quốc gia tiềm năng và chất lượng nhất như Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản, v.v. Trong quý I năm nay, số lượng người mua trên nền tảng đã tăng 69% và người mua phát sinh giao dịch tăng 147%.

Cam kết hỗ trợ các DNNVV Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách tận dụng các công nghệ và giải pháp tiên tiến, Alibaba.com cung cấp nền tảng triển lãm trực tuyến 24/7 kéo dài quanh năm; hàng loạt các cơ hội để gặp gỡ những người mua mới; các khóa học và đào tạo để xây dựng đội ngũ kinh doanh xuyên biên giới chuyên nghiệp; và liên tục đưa ra các gói khuyến mãi khác nhau cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vào tháng 10, Alibaba.com đã khai trương gian hàng F&B chuyên biệt, nhằm tạo ra một môi trường dành riêng cho các doanh nghiệp F&B trên toàn cầu. Để tăng cường tương tác giữa một khối lượng lớn người bán và người mua F&B, gian hàng cung cấp các tính năng công nghệ như video chuyên nghiệp, tài liệu quảng cáo đa phương tiện, livestream cá nhân, tham quan trực tuyến xưởng sản xuất, ra mắt sản phẩm trực tuyến, hội nghị trực tuyến trên ứng dụng, người điều phối ảo 24/7, v.v. Những người chơi trong ngành cũng sẽ có cơ hội tham gia các triển lãm F&B trực tuyến hàng năm, triển lãm thương mại theo mùa, triển lãm thương mại dành cho người mua, v.v.

Khi tham gia Alibaba, các DNNVV ngành F&B của Việt Nam sẽ được cung cấp các dịch vụ mới như: dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) nâng cấp, được đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng, cập nhật báo cáo ngành thường xuyên, cùng với hàng loạt chiết khấu và quyền lợi độc quyền từ Alibaba.com trong cam kết thực hiện của nền tảng này đối với Việt Nam.

Cùng sự đồng hành của cơ quan xúc tiến

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và bán hàng hoá qua các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới. Đơn cử như đầu năm 2021, đơn vị đã ký biên bản ghi nhớ Alibaba.com nhằm tăng cường quan hệ đối tác với mục tiêu chung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến.

Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng, Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trong năm 2021 Cục Xúc tiến thương mại và Alibaba.com đã triển khai hơn 20 hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực thương mại điện tử xuyên biến giới cho hơn 2.000 doanh nghiệp Việt Nam. Đây là hoạt động nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy và triển khai hiệu quả kế hoạch của Cục Xúc tiến thương mại xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, tăng tốc độ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới và đón đầu xu thế của thương mại quốc tế.

Chuyển đổi số nói chung và thương mại điện tử nói riêng không còn là lựa chọn cho doanh nghiệp nữa mà đây là những lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức rõ và lên kế hoạch triển khai nghiêm túc để tăng cường năng lực cạnh tranh khi các mô thức thương mại quốc tế đã và đang thay đổi theo hướng số hoá.

Đại diện Alibaba.com cho biết, sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Vietrade để đưa ra các sáng kiến và chương trình ​​mới cho các DVNNV Việt Nam trong tất cả các ngành định hướng xuất khẩu, giúp cho mọi doanh nghiệp dễ dàng kinh doanh ở mọi nơi.

PV

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử