Thứ bảy 23/11/2024 13:56

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh chủ động các giải pháp đảm bảo cấp điện mùa khô 2022

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cho biết đã sẵn sàng các phương án đảm bảo cung cấp điện mùa khô năm 2022, đảm bảo điện cho thành phố (TP) phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, trong đó ưu tiên hàng đầu vẫn là công tác cung cấp điện cho các cơ sở phòng chống dịch theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”.

Sẵn sàng đáp ứng khi nhu cầu điện tăng cao

Ông Luân Quốc Hưng - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) - cho biết, hiện tại lưới điện TP. Hồ Chí Minh đang có mức độ dự phòng công suất truyền tải là 41%, chưa kể các công trình đang cải tạo và xây mới. Với năng lực này, EVNHCMC hoàn toàn đáp ứng được với công suất tiêu thụ cực đại hiện nay của khu vực TP, nhưng EVNHCMC cũng đã xây dựng kế hoạch cung cấp điện năm 2022 với các kịch bản vận hành lưới điện trong điều kiện phụ tải tăng cao bất thường để chủ động nguồn điện cung cấp, nhất là vào mùa khô năm 2022.

Các kỹ sư giám sát, điều khiển vận hành từ xa lưới điện TP. Hồ Chí Minh

Cụ thể, EVNHCMC đã dự báo mức tăng trưởng phụ tải 10% (công suất cực đại Pmax đạt 4.972MW) so với năm 2020, để làm cơ sở xây dựng các kịch bản vận hành và thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo cung cấp điện cho mùa khô năm nay. Trong đó, ngành điện cũng đã tính đến phương án dự phòng khi phụ tải tăng 15% (Pmax tăng đến 5.198MW).

Năm 2021, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã buộc TP. Hồ Chí Minh phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, nhiều hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ bị gián đoạn, nên sản lượng tiêu thụ điện giảm gần 6% so với năm 2020. Do đó, EVNHCMC đã chọn sản lượng điện tiêu thụ của mùa khô năm 2020 làm cơ sở để xây dựng các kịch bản vận hành và thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo cung cấp điện cho mùa khô và cả năm 2022, với niềm tin năm 2022, các mặt đời sống, kinh tế của TP. Hồ Chí Minh sẽ phục hồi và phát triển.

Đáng chú ý, thực hiện phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”, trong các phương án đảm bảo cung cấp điện năm 2022, EVNHCMC đặt ưu tiên hàng đầu việc đảm bảo cung cấp điện cho các bệnh viện và cơ sở y tế, sẵn sàng cho các tình huống phòng chống dịch theo yêu cầu của ngành y tế.

Thời gian qua, EVNHCMC cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện cho các bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Đến thời điểm hiện tại, ngành điện đang cấp điện ưu tiên cho 385 điểm, trong đó có 113 bệnh viện, 61 cơ sở y tế, 180 cơ sở cách ly và 31 bệnh dã chiến. Đồng thời đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho Nhà máy sản xuất ôxy của Công ty TNHH Air Liquide Việt Nam, tọa lạc trong khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo điện

Để đảm bảo điện cho TP phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, cũng như phòng chống dịch và sinh hoạt của người dân mùa khô năm 2021, kế hoạch đảm bảo điện năm 2022 đã được EVNHCMC triển khai từ quý 3/2021.

Nhân viên EVNHCMC kiểm tra, bảo trì hệ thống điện trước mùa nắng nóng 2022

Theo ghi nhận, hiện nay các đơn vị thành viên của EVNHCMC đang khẩn trương hoàn thành các công tác sửa chữa, bảo trì lưới điện ngay trong quý 1/2022 để không phải cắt điện kế hoạch (bảo trì) trong giai đoạn mùa khô năm 2022. Tổng công ty cũng đã chỉ đạo phát huy tối đa hệ thống tự động hóa và điều khiển từ xa để vận hành linh hoạt hệ thống điện, đảm bảo kiểm soát độ tin cậy cung cấp điện năm 2022.

Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC khẳng định, khi thi công các công trình sửa chữa, bảo trì và xây dựng mới lưới điện, tổng công ty sẽ áp dụng triệt để các giải pháp không gây mất điện cho khách hàng như: sử dụng máy phát điện, máy biến áp lưu động, thi công live-line, vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao, thay chì FCO không mất điện… Trong trường hợp có sự cố xảy ra, các đơn vị trực thuộc nghiêm chỉnh chấp hành theo phương châm “chuyển tải trước, xử lý sự cố sau”, thời gian thực hiện đảm bảo dưới 5 phút.

Song song đó, EVNHCMC đẩy mạnh việc khai thác, vận hành hiệu quả Trung tâm Điều khiển xa trong việc giám sát, vận hành lưới điện, tập trung khai thác dữ liệu các hệ thống đo đếm từ xa từ các trạm biến áp 220/110kV và các trạm phân phối 22kV để phát hiện sớm các hiện tượng bất thường, từ đó có biện pháp xử lý nhanh chóng, phòng ngừa không để xảy ra sự cố, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp điện năng.

Hiện nay, lưới điện TP. Hồ Chí Minh đã đạt tỷ lệ 100% tự động hóa cấp độ 1 (Mini-SCADA) và 50% tự động hóa cấp độ 2 (DAS/DMS). Năm 2021, EVNHCMC tiếp tục triển khai hoàn thiện kết cấu lưới điện, lắp đặt thiết bị phân đoạn lưới trung thế, nâng cao tỷ lệ tự động hóa lưới điện nhằm nâng cao khả năng vận hành linh hoạt hệ thống. Đây cũng là một nội dung trong kế hoạch xây dựng và phát triển lưới điện thông minh của tổng công ty.

Để đảm bảo năng lực cung cấp điện cho năm 2022 và những năm tiếp theo, EVNHCMC cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng mới trạm và đường dây truyền tải. Trong năm 2022, EVNHCMC sẽ khởi công 2 công trình, đóng điện 4 công trình cấp điện áp 220kV với tổng công suất trạm tăng thêm là 1.250 MVA và hơn 55 km đường dây 220kV. Còn đối với lưới điện 110kV, sẽ khởi công 14 công trình, đóng điện 10 công trình với 819 MVA công suất trạm và 186 km đường dây.

Bên cạnh đó, EVNHCMC cũng thực hiện triển khai các chương trình tiết kiệm điện và Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện (DSM) và Chương trình điều chỉnh phụ tải điện thông qua ưu đãi phi thương mại và tự nguyện. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời. Cũng như thường xuyên tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thu hút người dân cùng tham gia.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: ngành điện TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn