Thứ bảy 28/12/2024 17:06

Ngành Công Thương: Khoa học và công nghệ tạo đòn bẩy đưa năng suất, chất lượng bứt phá

Ngành Công Thương luôn xác định công tác phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành.

Nguồn lực quan trọng

Trong bối cảnh khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng ngày càng rõ nét đối với các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, hoạt động khoa học công, nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng trong định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ đã tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về hoá phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu VPI SP do Viện Dầu khí Việt Nam nghiên cứu, chế tạo

Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai đồng bộ 9 chương trình/Đề án khoa học công nghệ cấp quốc gia, 2 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ. Chẳng hạn như: Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020, Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

Hay, Đề án Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025; Dự án “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” thuộc Chương trình nâng cao năng suất chất lượng, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020…

Việc nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng hiện đại, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ đã đóng góp quan trọng vào những thành tích ấn tượng của ngành Công Thương những năm qua.

Đó là, sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; nền sản xuất công nghiệp đã đạt năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao; một số ngành có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới, như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ...; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao liên tục tăng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; xuất nhập khẩu tăng trưởng kỷ lục, đạt khoảng 732 tỷ USD năm 2022; thương mại nội địa luôn giữ vững được đà tăng trưởng ổn định ở mức cao…

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên; một số ngành, lĩnh vực đang tiệm cận với trình độ công nghệ của khu vực và thế giới, như: Lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng - điện; không ít các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tiên phong trong xu hướng ứng dụng công nghệ mới và thực hiện chuyển đổi số với hiệu quả hết sức tích cực, mang đến diện mạo, năng lực mới cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong hành trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhiều công trình nghiên cứu đã đạt được những giải thưởng cao, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo lập vị thế về khoa học của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Gần đây nhất, ngành Công Thương đã có 8 công trình/cụm công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6.

Đây là sự đánh giá, ghi nhận hết sức có ý nghĩa của Nhà nước đối với nỗ lực của ngành Công Thương trong việc triển khai công tác khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Ghi dấu ấn trong mọi lĩnh vực

Soi chiếu vào từng lĩnh vực cụ thể, khoa học và công nghệ đã cho thấy vai trò và dấu ấn rõ nét. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí: Cùng với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn trong nước, doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã ứng dụng và làm chủ nhiều công nghệ mới, tiên tiến nhất của thế giới, như: Các công nghệ khoan hiện đại áp dụng tại các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen; công nghệ khai thác dầu trong đá móng Granitoid áp dụng tại các mỏ thuộc bể Cửu Long.

Doanh nghiệp ngành điện đã ứng dụng và làm chủ nhiều công nghệ mới

Hay, công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu (Turbo Expender) giúp nâng cao hiệu suất thu hồi lỏng tại nhà máy xử lý khí; công nghệ CNG nén khí khô vào các bình chứa cao áp; công nghệ nhập, xuất và tồn chứa LPG lạnh... đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành; đặc biệt, đã nghiên cứu, chế tạo và triển khai thành công giàn khoan tự nâng 90m nước... mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa mang tầm khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực năng lượng điện, các doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua nhập khẩu, làm chủ công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài để phục vụ phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống điều khiển - điều độ - thông tin - viễn thông điện lực trong nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hoàn thành việc triển khai nhiều chương trình/dự án đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ hiện đại, giúp việc vận hành hệ thống điện của Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới...

Việc ứng dụng khoa học và công nghệ đã giúp nâng công suất tổ máy phát điện đạt 600-660 MW; hệ thống truyền tải không ngừng mở rộng với nhiều đường dây và TBA có cấp điện áp 500 kV, các TBA có công nghệ cách điện bằng khí; chế tạo thành công máy biến áp truyền tải 110 ÷ 500 kV giúp ngành điện chủ động về nguồn cung; hiện nay 43% số máy biến áp trên hệ thống lưới điện của EVN được sản xuất trong nước.

Tương tự, trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ đã góp phần tăng sản lượng than toàn ngành bình quân 9,4%/năm. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khai thác hầm lò đã tăng vượt bậc từ 10% lên 80% trong những năm qua.

Còn trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, việc ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đã khẳng định năng lực, vị thế và vai trò của tổ chức khoa học và công nghệ ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Điển hình như: Công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW” do Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện, đã áp dụng thành công…

Trong lĩnh vực hóa dược, hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp hóa dược đã mang lại những giá trị thiết thực với nhiều kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, cho sản phẩm có chất lượng tương đương hàng nhập khẩu và giá cả cạnh tranh. Một số sản phẩm điển hình được thương mại hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học như: Viên nang mềm Cebraton có tác dụng hoạt huyết dưỡng não (Công ty Traphaco); sản phẩm thuốc an thần ASAKOYA điều trị mất ngủ (Công ty Dược phẩm Mediplantex); chế phẩm phòng chống khối u từ cây Hoàn ngọc; sản phẩm dầu gấc (Công ty Vimedimex)…

Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Bộ Công Thương đã đạt được nhiều thành công trong việc triển khai các nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, protein để phát triển ngành công nghiệp chế biến. Nhiều sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh so với giá sản phẩm nhập ngoại cùng loại, dần chiếm lĩnh được thị trường tiêu dùng Việt Nam. Thành công của Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến là tiền đề quan trọng để Đảng và Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp sinh học.

Ngoài ra, trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, thông qua triển khai “Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao”, đã giúp các doanh nghiệp làm chủ, phát triển công nghệ cao, áp dụng/ứng dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất giúp tăng hiệu quả, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi giảm được giá thành khi so sánh với các sản phẩm nhập ngoại, từ đó tăng năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp…

Các thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực chính là sự khẳng định về tầm quan trọng của việc áp dụng cách tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp trong thực hiện phát triển bền vững ngành Công Thương.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Subaru 'bắt tay' Toyota sản xuất SUV Forester Hybrid

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp