Thứ ba 19/11/2024 20:16

Ngành Công Thương Đồng Tháp: Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản

Tăng cường liên kết với các đơn vị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, để vừa chủ động trong sản xuất kinh doanh vừa gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Công Thương Đồng Tháp đang đẩy mạnh.

Trong thời gian qua, nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn và tìm thị trường xuất khẩu (XK) cho các mặt hàng nông - thủy sản. Ngành Công Thương Đồng Tháp đã tăng cường hỗ trợ DN, cơ sở sản xuất, tổ hợp tác hội quán… tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội mua bán, tiêu thụ hàng hóa và mở rộng thị trường XK mới. Đồng thời, duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại thị trường trong và ngoài nước.

Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã... tỉnh Đồng Tháp giới thiệu, trưng bày những mặt hàng nông sản đặc trưng tại chương trình kết nối

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số mặt hàng nông sản của Đồng Tháp gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Để tháo gỡ khó khăn này, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức Chương trình kết nối sản phẩm hàng hoá Đồng Tháp với hệ thống cửa hàng tiện lợi của Công ty CP Thương mại Bách Hoá Xanh.

Theo đó, chương trình kết nối này thu hút sự tham gia của khoảng 50 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (DN), tổ hợp tác, hội quán nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Tại buổi kết nối, các cơ sở sản xuất, DN, hợp tác xã trong tỉnh đã giới thiệu, trưng bày những mặt hàng nông sản đặc trưng của đơn vị mình. Đáng chú ý, trong phiên kết nối theo 5 nhóm ngành hàng gồm: Thịt, cá tươi sống; thực phẩm tủ đông, tủ mát; rau củ tươi; trái cây; thực phẩm khô (nhà bếp) và sữa các loại, các đơn vị sản xuất và đại diện phía Bách Hóa Xanh đã trao đổi về tiêu chuẩn hàng hóa; giá cả; phương thức thu mua, thanh toán khi hợp tác cung ứng sản phẩm hàng hóa vào siêu thị…

Ông Thái Thanh Bình - chủ DN tư nhân thực phẩm chay Bình Loan - đánh giá, Bách Hóa Xanh là chuỗi siêu thị trẻ, phát triển nhanh về số lượng, doanh số bán hàng. Với hơn 20 sản phẩm chay các loại, hiện DN đã chuẩn bị sẵn sàng các tiêu chí, đảm bảo điều kiện mà Bách Hoá Xanh yêu cầu. Ông Thái Thanh Bình kỳ vọng kết quả buổi kết nối là bản hợp đồng được ký kết với đối tác. Kỳ vọng của ông cũng là kỳ vọng chung của các đơn vị tham gia chương trình kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản.

Đại diện Công ty CP Thương mại Bách Hóa Xanh trao đổi với các cơ sở sản xuất, hợp tác xã

Hiện Bách Hóa Xanh có khoảng 1.300 cửa hàng trên toàn quốc, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 500 tấn hàng tươi và dự kiến sẽ tăng lên từ 4.000 - 4.500 cửa hàng trong vòng 3 năm tới.

Tại Đồng Tháp, với 43 cửa hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, mỗi ngày hệ thống cung cấp khoảng 30 tấn hàng tươi các loại cho người dân. Dự kiến, trong năm 2020, Bách Hoá Xanh sẽ mở thêm khoảng 10 cửa hàng để phục vụ nhu cầu người dân. Bách Hoá Xanh đặc biệt quan tâm, kết nối để đưa nông sản địa phương vào hệ thống phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.

Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hoá này không chỉ có ý nghĩa giúp cho các DN, hợp tác xã, hội quán, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh có được nhiều thông tin về nhu cầu thị trường, mà còn định hướng người sản xuất phương cách phát triển sản xuất nông sản đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của thị trường.

“Để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, tạo sức lan tỏa tại nông thôn, tạo điều kiện kết nối nguồn hàng chất lượng của địa phương, các cơ sở sản xuất phải giữ chữ tín và sản xuất bằng cái tâm, khai thác phát triển sản phẩm từ tài nguyên bản địa, chú ý đảm bảo các tiêu chí của nhà cung ứng, đảm bảo tiêu chuẩn sạch, an toàn. Đồng thời, từng bước liên kết với các đơn vị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để vừa chủ động trong sản xuất kinh doanh, vừa gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp” - Phó Chủ tịch UBND Đồng Tháp - mong muốn.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024