Thứ sáu 22/11/2024 13:09

Ngành chế biến gỗ: Hấp dẫn nhà đầu tư

Với kim ngạch XK tăng bình quân 100 triệu USD/tháng trong quý I/2019, ngành chế biến gỗ đang được đánh giá có nhiều triển vọng thu hút đầu tư DN trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES) - cho biết, 3 tháng đầu năm, XK gỗ đạt bình quân 750 triệu USD/tháng, tăng bình quân 100 triệu/tháng so với các năm trước. Nguyên nhân chính thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành gỗ đến từ các hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Qua đó, giúp thị trường xuất khẩu của ngành được rộng mở và hưởng lợi thuế xuất, nhập nhiều hơn.

Từ năm 2016 tới nay, thu hút FDI vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã tăng đáng kể, đạt bình quân khoảng 70 DN/năm và dự kiến còn tiếp tục tăng hơn trong thời gian tới. Cụ thể, từ chỉ có khoảng 600 DN FDI vào năm 2016 thì nay đã tăng lên 800 DN. Đáng chú ý, nếu như trước đây chỉ có các DN đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông đầu tư thì nay có thêm các quốc gia đến từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước trong khối CPTPP như Canada, Chile… Ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch Hội chế biến gỗ Bình Dương, Giám đốc Công ty Mifaco - chia sẻ, trong bối cảnh thị trường có nhiều triển vọng, CPTPP giống như chất xúc tác thêm vào cho ngành này. Vì thế, không chỉ năm 2019 mà cả năm tới, đơn hàng xuất khẩu gỗ sẽ ngày càng nhiều cho DN Việt Nam.

Khẳng định cơ hội của ngành gỗ đang rộng mở nhưng các DN cũng thẳng thắn chỉ ra thách thức phải giải quyết, như cần vốn lớn để cải tiến máy móc, cải tiến năng lực sản xuất để có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi cho chế biến gỗ, cụ thể là quy hoạch khu công nghiệp tập trung cho DN gỗ, giúp tạo sức mạnh cộng hưởng, tăng sự liên kết, phân công lao động…

Theo đại diện Công ty Koda Sài Gòn, rất ít DN ngành chế biến gỗ Việt Nam có thể tự thiết kế mẫu mã để bán trực tiếp cho khách hàng, vì vậy giá trị sản phẩm thấp và sức cạnh tranh không cao. Từ thực tế trên, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết đồng bộ nhiều bài toán cùng lúc để tăng tốc độ cũng như phát triển bền vững cho ngành chế biến gỗ trong thời gian tới.

Hiện, các DN ngành gỗ đã đạt 70% đơn hàng của năm 2019. Theo đại diện VIFORES, mục tiêu XK đạt kim ngạch 11 tỷ USD của ngành chế biến gỗ trong năm 2019 hoàn toàn có thể đạt được.
Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu