Thứ sáu 22/11/2024 14:04

Nga tiếp tục cắt giảm xuất khẩu dầu thô

Nga sẽ tiếp tục tự nguyện giảm xuất khẩu dầu thô ra thị trường thế giới thêm 300.000 thùng/ngày cho đến cuối năm 2023.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 5/11, Phó Thủ tướng Liên bang Nga Alexander Novak cho hay Nga sẽ tiếp tục tự nguyện giảm xuất khẩu dầu thô ra thị trường thế giới thêm 300.000 thùng/ngày cho đến cuối năm 2023. Đây là biện pháp bổ sung cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 500.000 thùng/ngày được Nga công bố trước đó vào tháng 4/2023 và sẽ kéo dài đến cuối tháng 12/2024.

Một nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Gazprom ở ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Phó Thủ tướng Novak nêu rõ: "Việc bổ sung cắt giảm tự nguyện nhằm tăng cường các biện pháp mà các nước OPEC+ thực hiện để duy trì sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ". Theo ông Novak, trong tháng 12, Nga sẽ xem xét lại khả năng tiếp tục cắt giảm hay tăng sản lượng.

Trước đó, Nga đã bắt đầu tự nguyện giảm sản lượng 500.000 thùng dầu/ngày so với mức trung bình hồi tháng 2. Hiệu lực của mức giảm này đã được gia hạn nhiều lần - lần đầu tiên là đến hết tháng 6, sau đó là đến cuối năm 2023. Và sau cuộc họp OPEC+ diễn ra vào ngày 4/6 tại Vienna, quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện đã được gia hạn đến cuối năm 2024.

Tiếp đó, Nga quyết định giảm nguồn cung dầu ra thị trường thế giới thêm 500.000 thùng/ngày vào tháng 8, bên cạnh nghĩa vụ cắt giảm sản lượng như trên và vào tháng 9, Nga bắt đầu giảm nguồn cung thêm 300.000 thùng/ngày. Đồng thời, hàng tháng Nga điều chỉnh lại khối lượng cắt giảm tự nguyện trong sản xuất dầu tùy theo tình hình thị trường thế giới.

Theo baotintuc.vn
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường dầu mỏ

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện