Thứ ba 24/12/2024 00:27

Nâng tầm thương hiệu mỳ Chũ

Hiện tại ở Bắc Giang có rất nhiều nơi sản xuất mỳ gạo nhưng riêng mỳ Chũ của Lục Ngạn lại có chỗ đứng riêng trong lòng người tiêu dùng. Không chỉ tiêu thụ rộng rãi trong nước, mỳ Chũ còn được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài mang lại lợi nhuận lớn.  
Giới thiệu sản phẩm mỳ Chũ tại hội chợ

Phát triển bền vững với sản phẩm sạch

Làng nghề mỳ Chũ thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn có trên 300 hộ sản xuất mỳ gạo chiếm tới 85% số hộ của làng. Trong đó, trên 100 hộ tham gia vào Hội Sản xuất và Tiêu thụ mỳ Chũ Lục Ngạn. Bình quân mỗi ngày, làng nghề sản xuất và tiêu thụ gần 30 tấn mỳ gạo, giá trị thu được đạt gần 8 tỷ đồng mỗi năm. Mỳ Chũ được sản xuất 100% từ gạo ngon theo quy trình công nghệ truyền thống, không sử dụng phẩm màu, không có hoá chất hoặc phụ gia và chất tẩy trắng. Để làm ra sợi mỳ dai, ngon, trắng dẻo như hiện nay thì người sản xuất đã phải đúc kết bằng nhiều năm kinh nghiệm, tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc bất di, bất dịch, từ khâu chọn gạo, vo gạo, ngâm gạo, xay bột, phơi, trần bánh.

Ước tính mỗi ngày làng nghề sản xuất chế biến và tiêu thụ từ 14 - 15 tấn mỳ khô, tạo công ăn việc làm cho trên 200 lao động nông nhàn của địa phương góp phần tích cực nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo. Hầu hết các hộ đã tự trang bị cho mình những máy móc đơn giản như máy thái mỳ, máy xay bột... Đây là bước đột phá mới của người dân làng mỳ hôm nay.

Để đảm bảo chất lượng mỳ, các hộ làm mỳ trong thôn đều có bản cam kết không sử dụng hàn the, thuốc tẩy hay chất phụ gia mà vẫn sản xuất mỳ theo phương pháp cổ truyền và phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Do luôn quan tâm đảm bảo chất lượng để giữ uy tín của làng nghề nên việc tiêu thụ mỳ Chũ khá thuận lợi, mỳ làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó và đã được bán tại phần lớn các tỉnh, thành phố miền Bắc và nhiều địa phương phía Nam. Thu nhập từ nghề làm mỳ cũng rất khá, bình quân làm 100 kg gạo thành mỳ thu lãi khoảng 400.000 đồng và hầu hết các hộ trong thôn đều có thu nhập từ nghề này.

Kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất ngoại

Do đã có kết quả kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế, mỳ Chũ đã có giấy “thông hành” xuất ngoại nhiều năm nay. Theo đó, gần chục năm nay sản phẩm mỳ Chũ đã được xuất khẩu sang các quốc gia như: Nga, Úc, Pháp và một số nước châu Á thông qua Công ty Nông sản thực phẩm Hải Dương Xanh. Cụ thể, 100 hộ gia đình xã viên HTX Nam Thể sản xuất mỳ Chũ cung cấp cho Công ty Hải Dương Xanh đều có dây chuyền tráng bánh, thái bánh đa tự động, nhanh sạch an toàn các hộ đều ký cam kết không cho hóa chất tẩy trắng, tạo dẻo. Tất cả đều được sản xuất bằng gạo vụ mới do HTX lựa chọn. Tất cả bà con xã viên giữ thương hiệu phải tuân thủ theo quy trình quy định. Mỳ Chũ xuất khẩu được dán logo Công ty Nông sản thực phẩm Hải Dương Xanh và ghi rõ "sản xuất tại làng nghề Thủ Dương". Đáng chú ý sản phẩm nào cũng gắn mã số của hộ sản xuất giúp truy xuất nguồn gốc và ràng buộc xã viên luôn sản xuất sạch.

Hoạt động quảng bá sản phẩm cũng được quan tâm, các cấp, ngành thường xuyên giới thiệu, tổ chức gian hàng tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Mỳ Chũ còn được Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) chứng nhận là sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu các năm 2012, 2013, 2014; được Hội Nông dân Việt Nam, Sở Công Thương nhiều lần vinh danh là sản phẩm tiêu biểu, chất lượng. Hiện nay, mỳ Chũ được phân phối chủ yếu thông qua các đại lý tại nhiều tỉnh, thành phố, chỉ tính riêng thành phố Bắc Giang đã có hơn 20 đại lý, cửa hàng chuyên kinh doanh mỳ Chũ. Hiện Hội Mỳ Chũ đã gửi đơn xin bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại thị trường: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang vừa có quyết định giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Mỳ Chũ” tại các thị trường này.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu