Thứ năm 21/11/2024 18:27

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần cách triển khai mới nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Cuộc vận động trở thành “bệ đỡ” cho doanh nghiệp

Phát biểu tại Gala 15 năm ngành Công Thương triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra sáng 12/11, ông Nguyễn Anh Đức – Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) chia sẻ, Saigon Co.op là kênh bán lẻ thuần Việt đầu tiên tham gia và có sự gắn bó mật thiết với thành công Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam 15 năm qua. Là đơn vị thuần Việt, do người Việt xây dựng và vì người Việt phục vụ, Saigon Co.op luôn gắn bó với hàng Việt, thị trường Việt Nam. Đến thời điểm này, hàng Việt đã “ăn vào máu thịt” của tập thể những người lao động trong Saigon Co.op và là động lực phát triển của Saigon Co.op.

Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại các kênh phân phối (Ảnh: Cấn Dũng)

“Lẽ tự nhiên, sự tiên phong trong việc phát triển hàng Việt Nam giữa bối cảnh hội nhập quốc tế là mối quan hệ mật thiết giữa Saigon Co.op và hàng Việt” – ông Nguyễn Anh Đức chia sẻ. Đồng thời cho biết, 15 năm qua, với Saigon Co.op, có những sự chuyển mình rất lớn mà Cuộc vận động đem lại.

Cụ thể, sự thành công đã vượt qua khuôn khổ của Cuộc vận động, không chỉ người Việt ưu tiên dùng hàng Việt mà hàng Việt còn từng bước chinh phục thị trường nước ngoài thông qua số lượng hàng Việt được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Gạo, cà phê đã trở thành nông sản xuất khẩu số 1 tại nhiều thị trường. Đó là tình yêu đối với hàng Việt của người tiêu dùng toàn cầu.

Bên cạnh đó, xu hướng của các doanh nghiệp Việt Nam có sự thay đổi, có những doanh nghiệp trước đây chỉ chú trọng thị trường quốc tế thì 5 năm trở lại đây, họ đã quay trở lại thị trường trong nước. Việc này thể hiện trình độ phát triển của thị trường trong nước ở mức cao hơn, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa của thị trường trong nước. Đâu đó còn là tình yêu, tình thương với khía cạnh khai thác hàng Việt với dịch vụ Việt Nam.

“Có lẽ, kết quả từ Cuộc vận động được cô đọng trong 2 cụm từ: “Chuyển biến mạnh mẽ, hiểu và thương hàng Việt” của người tiêu dùng Việt và của cả thị trường quốc tế đối với hàng Việt” – ông Nguyễn Anh Đức bày tỏ.

Về phía doanh nghiệp sản xuất, ông Lê Hoàng Khánh Nhựt – Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) cho biết, gần 1/2 thế kỷ hình thành và phát triển, DRC luôn xác định mục tiêu xuyên suốt đó là: Là nhà sản xuất, cốt lõi để sản phẩm do mình tạo ra có được người tiêu dùng tin yêu hay không phải là yếu tố chất lượng, chất lượng có tốt thì mới được người tiêu dùng chào đón.

Để đảm bảo được điều này, suốt cả hành trình phát triển, DRC không ngừng đầu tư vào công nghệ, liên tục lựa chọn và hợp tác với các chuyên gia hàng đầu đến từ các quốc gia nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất lốp xe, cập nhật đầu tư hệ thống thiết bị tiên tiến để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công nghệ. Chính yếu tố này đã giúp cho sản phẩm DRC đạt hầu hết các hàng rào về tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của các quốc gia như: Smartway, DOT của Mỹ; JIS của Nhật; EMART hay REACH của EU; INMETTRO của Brazil hay các nước Nam Mỹ…

Sản phẩm của DRC chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước (Ảnh: DRC)

“DRC đã chinh phục thị trường bằng sản phẩm chất lượng, nhờ đó không chỉ chiếm đến 30% thị phần trong nước mà còn xuất khẩu thành công ra nhiều quốc gia. Hơn thế nữa, DRC lấy nhu cầu của người tiêu dùng làm thước đo giá trị của sản phẩm của mình, vì thế DRC đã giải quyết được hài hòa vấn đề chất lượng và chi phí hợp lý nhất cho người tiêu dùng” – ông Lê Hoàng Khánh Nhựt chia sẻ.

Thích ứng với kỷ nguyên chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

15 năm đã đi qua với nhiều thành tựu, thời gian tới, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần triển khai với những phương thức mới. Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, ở góc độ xúc tiến thương mại, chúng tôi luôn ý thức rằng, việc nâng cao khả năng nhận biết của người tiêu dùng với hàng Việt; làm sao để người tiêu dùng chấp nhận và tiến tới tự hào sử dụng hàng Việt Nam.

Muốn làm được việc này thì không còn con đường nào khác là tiếp tục hơn nữa trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước, trong đó, thị trường trong nước phải là bệ đỡ cho thị trường quốc tế. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, năng lực các ngành hàng, doanh nghiệp, địa phương thông qua các Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia, Chương tình Công nghiệp nông thôn tiêu biểu… Đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước để thuyết phục với người tiêu dùng. Các hoạt động này cần gắn với xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo.

Dưới góc độ chuyên gia, Khẳng định yêu nước và lòng tự hào là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam, với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, Cuộc vận động là lời hiệu triệu để khơi dậy lòng yêu nước và tự hào của toàn dân Việt Nam.

GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh: “Lời hiệu triệu của Bộ Chính trị đã được Bộ Công Thương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng ứng và phát động mạnh mẽ. Chúng ta có cả hiệu lệnh để tiếng “vỗ tay” thật to. Song, muốn tiếng “vỗ tay” thật to thì 2 lực là doanh nghiệp và người tiêu dùng phải cùng mạnh. Nếu một trong hai yếu thì không tạo nên được sức mạnh”.

GS.TSKH Vũ Minh Giang chia sẻ, đã đến một thời điểm mà sức mạnh có thể giúp chúng ta bước sang kỷ nguyên mới. Chúng ta đã qua thời kỳ lăn bánh và chuyển sang thời kỳ cất cánh. Dù vậy, cần phải có ý thức ở ngay những người làm nhiệm vụ ở giới công nghiệp và thương mại. Phải xem nguồn lực 100 triệu con người – tức là người tiêu dùng nội địa là tài nguyên. Tài nguyên thì phải biết chăm sóc, khai thác tài nguyên này chứ đừng chỉ dựa vào lòng yêu nước, việc này chưa chắc đã thành công.

“Yêu nước là cái tiềm ẩn, sẵn có, nhưng làm sao để người tiêu dùng tự hào về hàng Việt Nam thì tình yêu nước đó sẽ cao hơn rất nhiều. Bước sang giai đoạn mới, một kỷ nguyên mới, cần biến những gì người Việt Nam có thành lợi thế cạnh tranh thì chúng ta mới thắng. Nếu chúng ta chỉ học theo các nước thì chúng ta chỉ là học trò giỏi mà thôi” - GS.TSKH Vũ Minh Giang kết luận.

Lan Phương - Thanh Hà
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam