Thứ hai 18/11/2024 00:23

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đây là nội dung chính tại Hội thảo "Pháp luật cạnh tranh trong kỷ nguyên thương mại tự do", do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tổ chức tại Nghệ An.

Hội thảo nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cạnh tranhcủa Việt Nam và một số quốc gia thành viên Hiệp định RCEP (cụ thể, Luật Chống độc quyền Nhật Bản); Hiệp định EVFTA cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua đó, giúp các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài tuân thủ và ngăn ngừa rủi ro vi phạm.

Sáng 14/7, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng phối hợp với Sở Công Thương tổ chức Hội thảo trực tiếp, trực tuyến với trên 200 điểm cầu tại các huyện, xã, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An, trên tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam thời gian qua đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)…

Với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng có nhiều cơ hội mới khi tham gia hoạt động thương mại, đầu tư ở thị trường rộng lớn hơn, nhưng đồng thời cũng đối mặt thách thức khi phải cạnh tranh với những đối tác lớn của nước ngoài, có cơ cấu sản phẩm tương tự và mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn.

So với Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh mới được xây dựng dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hiệu quả thực thi. Luật mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng luật; mở rộng phạm vi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam khi hành vi đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam.

Ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chia sẻ về pháp luật cạnh tranh của liên minh châu Âu và một số lưu ý với doanh nghiệp; Tổng quan Luật Cạnh tranh năm 2018- Những điều doanh nghiệp cần lưu ý.

Bà Kaori Igarashi - chuyên gia thường trú cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng giới thiệu tổng quan Luật Cạnh tranh Nhật Bản.

Kết thúc hội thảo, ông Phan Đức Quế - Giám đốc Trung tâm Thông tin, tư vấn và đào tạo, Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhấn mạnh, pháp luật cạnh tranh của hầu hết các quốc gia phát triển đều có cách tiếp cận điều chỉnh dựa trên nguyên tắc “tác động” thay vì nguyên tắc “lãnh thổ”. Điều đó có nghĩa là khi tham gia hoạt động thương mại, đầu tư ở thị trường các quốc gia thành viên hiệp định thương mại tự do, cho dù với tư cách là một doanh nghiệp nước ngoài thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn thuộc đối tượng áp dụng của pháp luật cạnh tranh các quốc gia đó, nếu thực hiện hành vi gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường xuất khẩu, đầu tư.

Hội thảo là dịp để các doanh nghiệp, các sở, ngành, địa phương... có thêm kinh nghiệm về xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh cũng như cơ chế và thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết pháp luật cạnh tranh nói riêng và chính sách, pháp luật nói chung, đặc biệt là trong việc đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế có yếu tố nước ngoài, nâng cao tính văn hóa trong cạnh tranh...

Mộc Miên
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt vào thị trường Áo mà không cần 'bước đệm' nước thứ ba

Mỗi địa phương, doanh nghiệp, ngành hàng sẽ có một chuyên gia về FTA