Khai thác lợi ích các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Thương mại Thứ tư, 01/06/2022 - 11:08 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Sử dụng công cụ chính sách phòng vệ thương mại khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới |
Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới với những cam kết toàn diện như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP).
Theo Bộ Công Thương, các Hiệp định FTA một mặt mở rộng thị trường, đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về những rào cản thương mại, trong đó nổi bật nhất là rào cản phòng vệ thương mại (PVTM).
Phòng vệ thương mại là một công cụ hạn chế nhập khẩu được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA cho phép các thành viên sử dụng trong những điều kiện nhất định.
![]() |
Các Hiệp định FTA đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam |
Phòng vệ thương mại bao gồm 3 biện pháp chính là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Ngoài ra, các nước có thể áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại khi chứng minh được hàng hóa, nguyên liệu từ nước đang bị áp thuế được xuất khẩu, gia công thêm ở một nước thứ ba với giá trị gia tăng không đáng kể.
Về cơ bản, nội dung phòng vệ thương trong các FTA đều dựa trên các Hiệp định tương ứng trong khuôn khổ WTO. Đa số quy định về phòng vệ thương mại trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia liên quan đến biện pháp tự vệ nội khối (chỉ áp dụng trong phạm vi các nước tham gia hiệp định) và yêu cầu minh bạch hóa khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Dự báo, các FTA thế hệ mới sẽ tạo bước đột phá về thương mại, mang về thặng dư thương mại lớn trong năm 2022, tạo đà cho tăng trưởng cho các giai đoạn tiếp theo. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA trong năm 2021 đều tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như: Trung Quốc tăng 15%, Liên minh châu Âu (EU) tăng 14%; Hàn Quốc tăng 15,8%, Ấn Độ tăng 21%, New Zealand tăng 42,5%...
Trong khi đó, số liệu kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam năm 2021 ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước. Bộ Công Thương nhấn mạnh, thực tiễn này cho thấy Việt Nam đang tận dụng hiệu quả các FTA để gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng gặp không ít áp lực, thách thức từ hàng nhập khẩu lên thị trường nội địa.
Chính vì vậy, để các ngành sản xuất trong nước chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại trong quá trình hội nhập, sau mỗi FTA thế hệ mới được ký kết, Bộ Công Thương đều ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục áp dụng trên thực tế. Bộ Công Thương cũng phối hợp với các hiệp hội ngành hàng và các tỉnh, thành phố tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp để tự tin trên con đường "ra biển lớn".
Đến nay, Bộ Công Thương cũng đã khởi xướng điều tra, áp dụng 25 vụ việc phòng vệ thương mại trong đó có 16 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại như một công cụ để bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội.
Nhờ công cụ phòng vệ thương mại, nhiều doanh nghiệp thuộc một số ngành kinh tế đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ và từng bước ổn định sản xuất như đường mía, phân bón, sắt thép, sợi...
Ở chiều ngược lại, đã có hơn 200 vụ việc phòng vệ thương mại được điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, dù hoạt động thương mại bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng số vụ khởi xướng điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại tăng lên đáng kể (trung bìnhgần 20 vụ mỗi năm trong giai đoạn 2020-2022 so với mức bình quân 12 vụ/năm của thời kỳ 3 năm trước đó).
Với các công cụ phòng vệ thương mại được quy định tương đối chi tiết và đầy đủ trong cả các FTA thế hệ mới và trong hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại trong nước, Bộ Công Thương đã và đang tích cực, chủ động phát huy có hiệu quả công tác điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ nền sản xuất nội địa trước áp lực thực thi các cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình, đảm bảo hiệu quả của quá trình hội nhập.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bộ Công Thương hỗ trợ “phủ sóng” nông sản trên sàn thương mại điện tử

Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022

Vụ việc 100 container hạt điều suýt bị mất tại Italia: Bài học nào cho doanh nghiệp?

Thương mại điện tử: Giải bài toán giá và dịch vụ logistics

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc
Tin cùng chuyên mục

NewZealand khởi động chiến dịch bán lẻ “Made With Care” tại siêu thị Lotte

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%

Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ: Khó giữ "phong độ"

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ thương mại Festival Huế 2022

Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt khoảng 12,6%

Hoa Kỳ gia hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022

Gia Lai: 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 33,33%

Doanh nghiệp làm gì để tận dụng lợi thế từ hiệp định UKVFTA

Cửa khẩu Móng Cái: Hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường

Đưa sản phẩm OCOP “vươn xa” thông qua thương mại điện tử

Xuất khẩu vào Anh tăng trưởng “đột phá” nhờ hiệp định UKVFTA

Đưa thực phẩm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản: Người trong cuộc nói gì?

Chuỗi sự kiện kết nối thương mại điện tử tại tỉnh Bình Định và các tỉnh miền Trung

Doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất

Mở thị trường cho doanh nghiệp qua Hệ sinh thái Xúc tiến thương mại số
