Thứ bảy 10/05/2025 20:58

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Nắm bắt được tính cần thiết và tầm quan trọng của các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nối tiếp những thành công của năm trước, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tiếp tục triển khai “Chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử”.

Theo Bộ Công Thương, CNHT được đánh giá là một ngành quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong CNHT hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến – chế tạo. Không thể phủ nhận trong thời gian qua ngành CNHT Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.

IDC tiếp tục triển khai “Chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử” thực hiện trong tháng 11/2020

Tuy nhiên để đón đầu và nắm bắt các cơ hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, ngành CNHT Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm cần cải thiện, theo đó, thực trạng chung của ngành CNHT Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Quy mô và năng lực cạnh tranh của các DN còn yếu, chưa đủ lực để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp CNHT Việt Nam, IDC tiếp tục triển khai “Chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử” thực hiện trong tháng 11/2020, Chương trình đã thành công giai đoạn đào tạo tại hiện trường cho 25 doanh nghiệp Việt Nam trên cả nước được lựa chọn dựa trên mức độ phù hợp, tiềm năng và tính cam kết của từng doanh nghiệp.

Cụ thể, Chương trình đã cử các chuyên gia xuống khảo sát và làm việc tại nhà máy sản xuất của một số doanh nghiệp, thông qua quá trình trao đổi cùng ban lãnh đạo để vạch ra những mấu chốt cần cải tiến tại doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nội dung chủ yếu xoay quanh quản lý chất lượng, nhận diện lãng phí trong doanh nghiệp, quản lý máy móc thiết bị, quy trình thao tác chuẩn, xây dựng đội ngũ làm việc hiệu quả, xây dựng và quản lý nhóm cải tiến hiệu quả...

Đào tạo tại hiện trường cho 25 doanh nghiệp Việt Nam trên cả nước được lựa chọn dựa trên mức độ phù hợp, tiềm năng và tính cam kết của từng doanh nghiệp

Chia sẻ về vấn đề quản trị nhân sự tại doanh nghiệp, bà Trần Thị Kim Quế - Tổng giám đốc Công ty TNHH Phong Nam Shinhirose bày tỏ: “Trước đây doanh nghiệp đã làm rất tốt, nhưng có sự chuyển giao thay đổi cán bộ là gần như làm lại từ đầu. Đây được coi là hạn chế, không chuyên nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

Khắc phục thực trạng này, đối với các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong những giai đoạn tiếp theo, ông Đỗ Nam Bình- Giám đốc IDC nêu rõ quan điểm, trong giai đoan tới, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động, linh hoạt tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. “IDC triển khai chương trình Tư vấn hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp CNHT trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, điện tử với mong muốn doanh nghiệp CNHT Việt Nam sớm tiếp cận, nâng cao năng lực và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trở thành đối tác cung cấp cho các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia”- ông Đỗ Nam Bình kỳ vọng.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để ‘đi tắt, đón đầu’

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Thaco Industries phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025: Hướng đến nền nông nghiệp số

Doanh nghiệp Việt nào sản xuất linh kiện điện tử cho Samsung?

Gia Lai ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến

Cụm công nghiệp Hòa Liên (Đà Nẵng) tiếp nhận đăng ký sản xuất

Hơn 300 doanh nghiệp góp mặt tại Triển lãm Autotech & Accessories 2025

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Cát Vạn Lợi: Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực