CôngThương - Trên cương vị của một chuyên gia về nhân sự, bà có nhận xét gì về lao động Việt Nam?
Việt Nam có dân số trẻ, với hơn 1 triệu người tham gia vào lực lương lao động mỗi năm. Có thể nói đây là thị trường lao động giàu tiềm năng nhất hiện nay. Tuy nhiên trước đây, khi khoa học kỹ thuật, công nghệ chưa phát triển, nhu cầu về lao động trình độ thấp có thể cao, còn hiện nay công nghệ phát triển đòi hỏi lao động cũng phải thay đổi về mọi mặt như nâng cao chất lượng tay nghề, kỹ năng để thích ứng với thị trường. Vì thế nhu cầu về lao động phổ thông trình độ thấp ngày càng giảm và Việt Nam đang ở trong tình trạng này.
Bà có thể chia sẻ cụ thể hơn, về chất lượng lao động Việt Nam theo tiêu chuẩn chung của thế giới?
Có thể nói trên 65% lao động Việt Nam không có kỹ năng và trên 75% lao động từ 20 – 24 tuổi không có kỹ năng hoặc kỹ năng kém. Trong khối ASEAN, Việt Nam xếp ở nửa dưới về phát triển nguồn nhân lực. Với ít nhất 50% công việc tại Việt Nam nằm trong diện không chính thức với mức lương thấp hơn mức tối thiểu và không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và y tế. Đây là một trong những nguyên nhân chính của đói nghèo tại Việt Nam.
Do vậy, cải thiện và nâng cấp tính linh hoạt và kỹ năng của lực lương lao động là một trong những nhiệm vụ then chốt của Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nhân lực(cả trong nước và nước ngòai) đang thay đổi một cách nhanh chóng .
Với kinh nghiệm nghiên cứu các giải pháp nhân sự của mình trên thế giới và gần đây là tại các quốc gia châu Á,theo bà để thực hiện quá trình nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam cần bao nhiêu thời gian?
Không có thời gian chung chung cho một quá trình xây dựng và phát triển nhân lực tại cácquốc gia, các bạn sẽ phải tiến hành với từng giai đọan, trong mỗi giai đoạn thì mục tiêu và nhiệm vụ cần hoàn thành sẽ khác nhau, có thể là 3 đến 5 năm, hoặc 10 đến 15 năm chẳnghạn…
Xin cảm ơn bà!