Thứ sáu 22/11/2024 18:39

Nam Định: Ngành nào giúp chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,28%?

7 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Nam Định tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.

Theo số liệu vừa công bố của Cục thống kê Nam Định, sản xuất công nghiệp tháng 7/2024 của Nam Định duy trì ổn định, ước tăng 1,72% so với tháng trước và tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 7 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,42%.

Tốc độ tăng/giảm IIP 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2024 tăng 1,72% so với tháng trước và tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,70%; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,73%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 0,32%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,11%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2024 ước tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 14,42%, đóng góp 14,01 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,98%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 118,56%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 23,21%, làm giảm 0,09 điểm phần trăm.

Một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số tăng so với cùng kỳ năm trước: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 12,42%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 15,57%; sản xuất trang phục tăng 18,60%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 28,85%.

Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Dệt giảm 0,08%; sản xuất đồ uống giảm 7,63%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 9,15%; sản xuất thiết bị điện giảm 29,08%.

Cũng theo Cục Thống kê Nam Định, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 7/2024 tăng 2,95% so với tháng trước. 7 tháng năm 2024, chỉ số này giảm 8,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: Sản xuất trang phục tăng 19,50%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 93,39%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 164,44%. Ngược lại, một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 7,99%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 7,69%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/7/2024 tăng 33,25% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 58,04%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 6,71%.

Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng: Dệt tăng 75,52%; sản xuất trang phục tăng 21,42%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 90,32%. Lượng hàng tồn kho tăng chủ yếu do thời gian sản xuất các đơn hàng lớn kéo dài.

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tháng 7/2024 tăng 0,11% so với tháng trước. 7 tháng năm 2024, chỉ số này tăng 4,01% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, loại hình doanh nghiệp nhà nước giảm 16,27%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,03% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,79%.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Nam Định

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng