Năm 2045, Ninh Thuận sẽ là tỉnh phát triển toàn diện

Đó là tầm nhìn của UBND tỉnh Ninh Thuận trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Gỡ điểm nghẽn bất động sản cho phát triển kinh tế Việt Nam Ninh Thuận: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu xảy ra vi phạm về bảo vệ công trình thủy lợi

Ngày 12/5, Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh này đã ban hành Kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Đặt mục tiêu GRDP bình quân đạt 200 triệu đồng/người

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Thuận xác định, mục tiêu đến năm 2030 đưa Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước; là tỉnh phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; hình thành khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh và hệ thống đô thị ven biển; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Năm 2045, Ninh Thuận sẽ là tỉnh phát triển toàn diện
Ninh Thuận xác định trở thành địa phương mạnh về kinh tế biển.

Cụ thể, Kế hoạch xác định tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 - 2030 bình quân đạt khoảng 10,84%/năm. Đến năm 2030, GRDP của tỉnh tăng 3,65 lần so với năm 2020 (giá hiện hành), trong đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 12-13%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 47-48%, dịch vụ chiếm khoảng 40-41%. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 30%; kinh tế số chiếm 30% GRDP. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 200 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành).

Thu ngân sách Nhà nước đạt 11.000-12.000 tỷ đồng; tốc độ tăng thu nội địa cao hơn 2-3 điểm % so với bình quân của cả nước. Phấn đấu tỉ lệ đô thị hoá đạt khoảng 55-56%. Có ít nhất 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt trên 55%.

Tầm nhìn đến năm 2045, Ninh Thuận trở thành địa phương phát triển toàn diện, có thu nhập cao; là tỉnh mạnh về kinh tế biển; có khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

8 nhiệm vụ trọng tâm để hiện thực hóa kế hoạch

Để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành tỉnh phát triển toàn diện, có thu nhập cao vào năm 2045, tỉnh Ninh Thuận đặt ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Đó là tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế biển; Tập trung phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển và rừng; bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, phát triển toàn diện văn hoá - xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng.

Đặc biệt, về nhiệm vụ phát triển liên kết vùng, UBND tỉnh Ninh Thuận giao các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức phát triển theo không gian 3 hành lang chính: Trục cao tốc Bắc Nam, tuyến đường ven biển và hành lang Đông - Tây theo tuyến Quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên để huy động các nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù của từng tiểu vùng, gắn với liên kết vùng với khu vực Tây nguyên và tiểu 4 vùng Nam Trung Bộ.

Trong đó, xác định 3 khu vực ưu tiên gồm: Vùng đô thị động lực Phan Rang - Tháp Chàm là vùng tổng hợp đa ngành; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng công nghiệp – cảng biển - năng lượng, thương mại dịch vụ và du lịch; Vùng phát triển phía Tây là vùng phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng và du lịch. - Tập trung kêu gọi, đầu tư tăng cường hệ thống hạ tầng trọng yếu bảo đảm liên kết vùng, nhất là trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, kinh tế số, đô thị, đào tạo nguồn nhân lực, du lịch và dịch vụ, logistics, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Năm 2045, Ninh Thuận sẽ là tỉnh phát triển toàn diện
Ninh Thuận hướng đến trở thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.

Bên cạnh đó, trong nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh Ninh Thuận xác định phát triển công nghiệp trở thành đòn bẩy để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện môi trường, có thương hiệu và tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất của khu vực và toàn cầu ở một số lĩnh vực có lợi thế như: công nghiệp năng lượng (điện gió, điện mặt trời, điện khí, thủy điện tích năng), cảng biển, đóng tàu, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ; các ngành công nghiệp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ.

Đồng thời, giao Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận tham mưu triển khai Đề án xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước, đặc biệt là điện gió và điện gió ngoài khơi, điện khí LNG; phát triển nguồn năng lượng Hydrogen xanh từ việc sử dụng năng lượng tự tiêu, năng lượng tái tạo tại chỗ hướng đến ngành công nghiệp xanh phù hợp với cam kết tại COP26. Hình thành Trung tâm sản xuất thiết bị, bảo trì bảo dưỡng năng lượng của vùng, Trung tâm sản xuất muối và hóa chất sau muối. Phân bố không gian công nghiệp theo hành lang kinh tế ven biển gắn với cảng biển, ưu tiên phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh, hành lang kinh tế Đông - Tây, các đường giao thông kết nối liên vùng từ Cảng tổng hợp Cà Ná lên Nam Tây nguyên.

Cùng với đó, triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại hình dịch vụ mới. Nghiên cứu phát triển các trung tâm logictics gắn với cảng biển, cảng hàng không.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.
Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của Bình Dương.
Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Trên đà phát triển, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động