Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu tập trung tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới tăng trưởng kinh tế
Phát triển kinh tế 31/01/2023 15:43 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu Bạc Liêu cần sớm trở thành trung tâm năng lượng sạch quốc gia |
Nhiều kết quả tích cực trong 2022
Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, còn nhiều yếu tố rủi ro khó lường từ diễn biến dịch bệnh, song với sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, cùng sự điều hành tích cực, chủ động của UBND tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 được phục hồi tích cực, phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
![]() |
2023, tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10% - 10,5% |
Theo đó, có 15/20 chỉ tiêu chủ yếu kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh hoàn thành đạt và vượt theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 9,6% so với cùng kỳ (đứng thứ 04/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi nhanh ở cả ba khu vực kinh tế, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 5,0%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,62% và khu vực dịch vụ tăng 13,48% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 41,62%, công nghiệp - xây dựng chiếm 19,31% và dịch vụ chiếm 34,1% trong GRDP. Tổng sản phẩm GRDP bình quân ước đạt 60,53 triệu đồng/người/năm.
Đối với các chính sách an sinh xã hội cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện tốt, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,4%. Công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được các ngành chức năng và địa phương thực hiện nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
![]() |
Tôm là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Bạc Liêu trong 2023 |
Tập trung tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được của năm 2022, UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết trong năm 2023 đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10% - 10,5%/năm; GRDP bình quân đầu người 68 triệu đồng/người/năm; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3.650 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 01 tỷ USD, trong đó riêng xuất khẩu tôm đạt 973,6 triệu USD…
Theo ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, hiện thực hóa các mục tiêu nói trên, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 05 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định gồm: Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao. Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước; khuyến khích mở rộng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch khuyến công; hỗ trợ máy móc thiết bị cho doanh nghiệp sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tạo mọi điều kiện để kích thích phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hướng bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; tích cực tranh thủ các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Bộ Công Thương để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương tổ chức các Hội nghị, tập huấn phổ biến kiến thức về Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp trong tỉnh nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý; nắm bắt những thông tin mới, để tận dụng các cơ hội tăng cường xuất khẩu vào thị trường FTA trong thời gian tới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Hải Phòng đến năm 2040

Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có gì đặc biệt?

Thanh Hóa: Luôn đồng hành, chia sẻ những khó khăn vướng mắc với doanh nghiệp

Khánh Hòa được định hướng phát triển đột phá vùng ven biển

Gia Lai: Nhiều cơ hội cho cây chanh leo và rau quả
Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng: Chủ tịch UBND huyện Cát Hải bị phê bình

Thanh Hoá: Triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá

Phá bỏ hàng loạt vườn cao su ở huyện miền núi Nghệ An

Sơn La: Tăng năng lực chế biến, tăng giá trị nông sản

Hoà Bình: Phấn đấu 30% sản phẩm nông nghiệp được chế biến

Hà Nội: Sẽ thành lập, mở rộng 5 - 10 cụm công nghiệp

Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng: Định hướng và giải pháp trọng tâm

9 tỉnh thành muốn phát triển khu công nghiệp như của Bình Dương

Gia Lai: Cải tạo vườn tiêu trồng hoa cúc công nghệ cao lãi trăm triệu mỗi năm

Xúc tiến thương mại: Tạo đầu ra ổn định cho nông sản Đắk Nông

Thanh Hóa: Hưởng ứng Chiến dịch “Giờ trái đất”, tiết kiệm năng lượng, kiến tạo tương lai xanh

Bình Dương cần chuyển đổi mô hình phát triển sang công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thông minh

Bình Dương trao giấy phép đầu tư cho 6 doanh nghiệp, ký kết với 9 tỉnh thành phát triển KCN thông minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Thanh Hà lên phương án xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Điện Biên: Doanh nghiệp thuận lợi đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, doanh nghiệp gặp khó

Lào Cai: Hỗ trợ 10 hộ nông dân xã Cốc Ly vay 1 tỷ đồng đầu tư trồng quế

Quảng Ninh: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 9,51% trong quý II/2023
