Thứ sáu 09/05/2025 12:02

Năm 2023, sốt xuất huyết của Hà Nội liên tục lập đỉnh, gấp đôi so với TP. Hồ Chí Minh

Năm 2023, dù số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước giảm so với năm trước nhưng Hà Nội liên tục lập đỉnh, lần đầu tiên số ca mắc gấp đôi so với TP. Hồ Chí Minh.

Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2023 cả nước ghi nhận hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người trong đó đã tử vong. So với năm 2022, số mắc giảm khoảng 54%, số tử vong giảm 72% (giảm 108 trường hợp).

Năm 2023, sốt xuất huyết của Hà Nội liên tục lập đỉnh, gấp đôi so với TP. Hồ Chí Minh

Đáng nói, nếu như mọi năm dịch chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam thì trong năm 2023, Hà Nội liên tục lập đỉnh, số mắc tăng cao, dịch kéo dài, khác thường so với chu kỳ các năm trước.

Trên phạm vi cả nước, về cơ bản hiện số ca mắc giảm dần, một số tỉnh thành ghi nhận số mắc sốt xuất huyết cao trong năm 2023 là: Hà Nội (36.795), TP. Hồ Chí Minh (17.257), Gia Lai (6.532), Đồng Nai (5.508), Bình Dương (5.092)…

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, kết quả điều tra sự phân bố của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cho thấy muỗi truyền bệnh tại Hà Nội bao gồm 2 loài là Ae.aegypti và Ae.albopictus. Trong đó, véc tơ chính truyền bệnh là muỗi Ae.aegypti trước đây phân bổ chủ yếu tại các quận nội thành và một số huyện ven nội thành, các huyện còn lại phân bố không đều và rải rác.

Trong năm 2023, kết quả giám sát cho thấy 29/30 quận/huyện/thị xã của Hà Nội đã phát hiện được muỗi Ae.aegypti (trừ huyện Sóc Sơn) và có đầy đủ sự lưu hành của cả 4 type vi rút Dengue, trong đó DENV-4 gia tăng trong những năm gần đây.

Các chuyên gia phân tích, năm nay dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn so với mọi năm. Đáng nói, nhiều người khi mắc bệnh lại nghĩ là bị Covid-19, cúm hoặc một số bệnh khác. Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ thấp hoặc trên các bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nền, cơ địa phụ nữ có thai... thì mới đến viện. Lúc đó bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử, một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng như men gan tăng, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…

Chuyên gia khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản như NS1Ag để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên.

Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.

Hiện nay chưa có vaccine ngừa bệnh sốt xuất huyết nên biện pháp chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng bọ gậy...

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Sốt xuất huyết

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC