Thứ hai 25/11/2024 08:56

Năm 2022: Kinh tế toàn cầu có giảm tốc?

Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố mới đây, các biến thể Covid-19 lan rộng, lạm phát, nợ và bất bình đẳng thu nhập là những nguyên nhân chủ yếu khiến tăng trưởng kinh tế thế giới có thể chậm lại vào năm 2022.

Nguy cơ hiện hữu

Năm 2021, tăng trưởng toàn cầu ở mức khoảng 5,5%, nhưng năm nay dự báo sẽ thấp hơn. Thậm chí, trong bối cảnh dịch Covid – 19 rất khó đoán, tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể và chỉ đạt 4,1% vào năm 2022 và 3,2% năm 2023. Ở tương lai gần, tình hình có thể không lạc quan hơn vì chi phí vận chuyển cao và nhiều yếu tố tác động đến lạm phát.

Người lao động có thể bị giảm thu nhập trong năm 2022

Phần lớn mức tăng trưởng dự kiến đến từ các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Israel. Các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển (EMDE) chủ yếu sẽ tụt lại phía sau, do tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt hơn, và vết sẹo dai dẳng hơn từ đại dịch. Bên cạnh đó, dù nguồn cung cấp vắc-xin tăng lên, nhưng làn sóng các biến thể mới của Covid-19 như Delta và Omicron có thể phá hủy kế hoạch trong vòng vài tuần, thậm chí vài ngày khi các địa điểm rơi vào tình trạng đóng cửa hoặc một số nước đóng cửa biên giới.

WB cũng nhận thấy nguy cơ trong chi tiêu Chính phủ chưa từng có, chủ yếu vào kích thích kinh tế. Các Chính phủ thực sự đã gánh một khoản nợ khổng lồ. Năm 2020, nợ toàn cầu chiếm 263% tổng sản phẩm thế giới, mức cao nhất trong 50 năm. Nhưng ở đây, một lần nữa, thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển gặp bất lợi. Điều này nhất định dẫn đến các điều kiện tín dụng không thuận lợi hoặc không còn hạn mức tín dụng nào nữa. Các quốc gia trên cũng có thể phải đối mặt với lãi suất cao hơn, lạm phát gia tăng và tỷ giá hối đoái bất lợi.

Theo WB, tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ giảm từ mức ước tính 8% năm 2021 xuống còn 5,1% trong năm nay, một phần do ảnh hưởng của đại dịch kéo dài cũng như sự thắt chặt quy định bổ sung từ Bắc Kinh. Ngoài ra, các nền kinh tế tiên tiến được dự đoán sẽ chậm lại từ 5% năm 2021 xuống còn 3,8% vào năm 2022. Quỹ đạo tăng trưởng của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ không đủ mạnh để đưa đầu tư hoặc sản lượng trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023. Đối với một số quốc gia nhỏ hơn hoặc thậm chí các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch, tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ ở dưới mức trước đại dịch.

2/5 nền kinh tế ở châu Phi cận Sahara và 1/2 các nền kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Caribe, Trung Đông và Bắc Phi sẽ vẫn ở dưới mức GDP bình quân đầu người trước đại dịch vào năm 2023.

Gia tăng bất bình đẳng thu nhập

Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt là giữa các quốc gia. WB đề cập đến dữ liệu cho thấy, 60% hộ gia đình được khảo sát trong EMDE bị mất thu nhập vào năm 2020, trong khi những hộ gia đình ở các nước thu nhập thấp và ở châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Lạm phát vốn có xu hướng ảnh hưởng nặng nề nhất đến người lao động có thu nhập thấp, đang ở mức chưa từng thấy kể từ năm 2008. Giá cả tăng sẽ hạn chế chính sách tiền tệ ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Covid-19 cũng đẩy tổng nợ toàn cầu lên mức cao nhất trong nửa thế kỷ và có thể làm phức tạp nỗ lực giảm nợ phối hợp trong tương lai. Những người thuộc nhóm thu nhập thấp hơn như phụ nữ, lao động phổ thông và phi chính thức chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, phần nào đã đảo ngược sự suy giảm bất bình đẳng thu nhập khó khăn trong 20 năm qua.

Các chuyên gia cho rằng, 100 triệu người nữa có thể phải trải qua cảnh nghèo cùng cực trong năm nay vì đại dịch Covid. Đồng thời, người giàu ngày càng giàu hơn khi giá cổ phiếu và tài sản của các công ty công nghệ đạt mức cao mới.

Rủi ro do Covid - 19

Theo Chủ tịch WB - David Malpass, nếu các biến thể như Omicron vẫn tồn tại thì có thể làm giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu của WB. Các nước đang phát triển đang phải đối mặt với các vấn đề dài hạn nghiêm trọng liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, các chính sách vĩ mô toàn cầu và gánh nặng nợ. Có một khoảng cách đang gia tăng giữa tốc độ tăng trưởng và tốc độ tiêm chủng của các nền kinh tế tiên tiến. Sự bất bình đẳng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn về thu nhập bình quân đầu người và thu nhập trung bình, với những người ở các nước đang phát triển bị bỏ lại phía sau và tỷ lệ đói nghèo gia tăng.

WB cũng chỉ ra rằng, sự đảo ngược trong giáo dục từ việc đóng cửa trường học sẽ có tác động vĩnh viễn, quá lớn đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Kể từ đầu năm 2020, đã có hơn 300 triệu trường hợp nhiễm Covid -19 được báo cáo và hơn 5,5 triệu người đã tử vong. Việc triển khai vắc-xin còn ít hơn bình đẳng, với các quốc gia nghèo hơn đang phải vật lộn để có được nguồn cung cấp đủ liều vắc xin. Thông tin do Our World In Data (ấn phẩm trực tuyến khoa học tập trung vào các vấn đề toàn cầu lớn) công bố cho thấy, trong khi 9,49 tỷ liều vắc-xin đã được sử dụng trên toàn thế giới, thì chỉ có 8,9% người dân ở các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một liều. Nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả WB cũng như WHO đã kêu gọi phân phối vắc - xin rộng rãi và công bằng hơn để kiểm soát đại dịch.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga