Thứ sáu 22/11/2024 07:11

Mùa đào củ nghệ của đồng bào Cơ Tu

Thời gian này, bà con đồng bào Cơ Tu tại huyện miền núi tỉnh Quảng Nam lại gọi nhau đi đào củ nghệ, kiếm thêm chút thu nhập. Mỗi mùa đào nghệ, đồng bào có thể kiếm hàng chục triệu đồng nếu chăm chỉ…

Tại xã Mà Cooih (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) giữa trưa nắng của ngày hè tháng 4, hàng chục người dân đồng bào Cơ Tu lại tay xách, nách mang nào bì, gùi, rổ, dao... hì hục đào củ nghệ vàng kiếm thêm thu nhập.

Đồng bào Cơ Tu tại Quảng Nam đào củ nghệ nhằm kiếm thêm thu nhập

Theo anh A lăng Êm (sinh năm 1994, thôn Dốc Gợp, xã Kà Dăng, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), củ nghệ vàng được đồng bào trồng tại bìa rừng, hoặc xen lẫn tại ruộng bắp, đậu đã 2 năm, đến mùa nghệ già có thể thu hoạch các thương lái sẽ tìm đến đặt hàng.

"Củ nghệ được mọi người trồng tại bìa rừng hoặc xen lẫn ruộng bắp, đậu, cứ 2 năm sẽ thu hoạch 1 lần. Nếu như lúc trước phải trèo rừng, lội suối nhiều cây số đào củ nghệ thì nay đã có đường bê tông đi vào chân đồi để người dân có thể đi xe máy vào, thuận tiện hơn. Thường người dưới xuôi sẽ lên đây thu mua, đặt 4 - 5 tạ củ nghệ thì mình mới đi đào, chứ tự đào về không biết bán cho ai", anh Êm cười nói.

Vừa đổ củ nghệ từ gùi vào bì, anh A lăng Toàn (thôn Dốc Gợp, xã Kà Dăng, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) cho biết, người dân chủ yếu làm nghề khác, tuy nhiên vẫn tranh thủ đi đào củ nghệ vào mỗi buổi sáng, mỗi buổi một người có thể đào được 20-30 kg nghệ, mỗi cân nghệ được thu mua với giá 10.000 đồng. Trung bình mỗi ngày một người có thể kiếm được 200.000 đồng - 300.000 đồng nếu chăm chỉ.

Cứ mỗi mùa nắng về, đồng bào Cơ Tu huyện Đông Giang lại cùng nhau đào nghệ, dần hình thành nếp văn hóa đặc trưng qua nhiều năm. Bà Đinh Thị Ngơi, Chủ tịch UBND xã Sông Kôn (huyện Đông Giang) cho biết, củ nghệ vàng được người dân đồng bào Cơ Tu trồng trên rừng trên rẫy để sử dụng, tự cung tự cấp chứ chưa buôn bán ra thị trường nhiều.

“Đồng bào Cơ Tu trồng nghệ chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt, xã hội và giao thương với số lượng ít nên người dân chưa tập trung phát triển loại cây này. Thay vào đó, huyện quyết định hướng dẫn bà con trồng cây nghệ đen để phát triển kinh tế vì cây nghệ đen có giá trị dược liệu cao, mang lại giá trị kinh tế lớn hơn cây nghệ vàng”, bà Ngơi cho biết.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống