Thứ sáu 22/11/2024 11:39

Mù Cang Chải: Phát triển thương mại, dịch vụ tạo đà cho sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ không chỉ giúp Mù Cang Chải chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn “tạo đà’ cho sản phẩm nông, đặc sản địa phương vươn xa.

Xác định tiềm năng, lợi thế, những năm qua huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xây dựng và đang triển khai Đề án “Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ giai đoạn 2021-2025”. Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện có thể nói huyện vùng cao Mù Cang Chải đã dần định hình cơ cấu và bức tranh kinh tế xã hội địa phương đã mang diện mạo mới…

Trung tâm huyện Mù Cang Chải

Để triển khai hiệu quả, ngay sau khi xây dựng đề án, UBND huyện đã tổ chức tuyên truyền quán triệt đầy đủ, định hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Theo đó, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch (Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 13/12/2021) triển khai thực hiện Đề án. Các cơ quan chuyên môn xây dựng kịch bản triển khai, quán triệt nội dung đến các đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân. Tiến hành rà soát, đánh giá, điều chỉnh bổ sung phát triển thương mại dịch vụ tích hợp trong quy hoạch vùng và trong các quy hoạch chuyên ngành khác của huyện làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư và quản lý phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn. Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, nguyên liệu, điện, nước, lao động; hỗ trợ các thủ tục liên quan đến chứng nhận chất lượng, bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường…

Phát triển thương mại giúp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm mật ong

Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 125 cửa hàng bán lẻ tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp. Cải thiện hệ thống các cửa hàng truyền thống dần thành cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bán hàng chuyên ngành, cửa hàng bán đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, cửa hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản, làng nghề, nghề truyền thống địa phương. Đã duy trì tốt mạng lưới cửa hàng bán lẻ hiện có ở trung tâm các xã, khuyến khích phát triển hình thức đại lý tiêu thụ tại điểm bán lẻ trong khu dân cư, các quầy bán hàng cố định tại các chợ và trung tâm các xã… Cùng với hạ tầng thương mại, dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, vui chơi giải trí phục vụ du lịch được đầu tư, mở rộng ở nhiều cơ sở. Hạ tầng giao thông cũng từng bước được cải thiện. Đến nay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã có 11 doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải tại 4 xã/thị trấn (Nậm Khắt, Púng Luông, Thị trấn Mù Cang Chải và Khao Mang)…

Sản phẩm địa phương tiêu thụ tốt nhờ phát triển thương mại, du lịch

Song song với phát triển thương mại, dịch vụ huyện Mù Cang Chải cũng đẩy mạnh phát triển, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản có thể mạnh như gạo, chè và mật ong... Thời gian qua, các cơ sở sản xuất đã mở rộng diện tích chế biến, phát triển các sản phẩm đặc sản. Đa dạng hóa mẫu mã bao bì, sản phẩm thành sản phẩm hàng hóa có số lượng lớn, chất lượng cao, sản phẩm OCOP, sản phẩm liên kết chuỗi giá trị để thu hút du khách như: quả Sơn Tra, mật ong, gạo nếp tan, gạo sén cù Khao Mang và sản phầm làng nghề dệt thổ cẩm, rèn đúc... Trong 2 năm 2021-2022 đã có 3 sản được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (Gạo nếp tan Cao Phạ; quả Táo Mèo (quả Sơn Tra) khô; gạo tẻ Sén Cù và 02 sản phẩm dịch vụ du lịch Homstay. Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải; xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho 03 sản phẩm (Rượu thóc La Pá Tẩn, Chè Shan tuyết Púng Luông và Hoa Hồng Mù Cang Chải). Trong đó có 02 sản phẩm OCOP là Mật ong hoa tự hiện Mù Cang Chải và Chè Shan tuyết Púng Luông đã đăng ký lên sàn giao dịch thương mại điện tử của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái. Năm 2022, địa phương cũng đã hỗ trợ thiết bị máy dệt thổ cẩm cho 4 cơ sở trên địa bàn với sản lượng trên 8.500 sản phẩm/năm (tăng so với năm 2020 là trên 5.000 sang phẩm)…

Có thể nói, với chủ trương, cách làm đúng hướng, cơ cấu kinh tế huyện Mù Cang Chải đã có sự chuyển dịch, các mặt đời sống kinh tế, xã hội ngày một cải thiện, nâng cao… mục tiêu ra khỏi huyện nghèo trong những năm tới đây là rất khả thi.

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Mù Cang Chải

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống