“Ngày cuối tuần cùng dân” giúp Mù Cang Chải khoác áo mới Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải |
Địa danh với những điểm đến kỳ thú
Mù Cang Chải nổi tiếng và tạo nên thương hiệu với những thửa ruộng bậc thang, dù là thời điểm ruộng đổ nước hay khi lúa chín vàng trên những sườn đồi khắp vùng rẻo cao vãn tạo nên sự thu hút, mê hoặc du khách... Là huyện miền núi xa, nhưng với giao thông, phương tiện đi lại ngày một thuận lợi du khách sẽ dễ dàng hơn khi đến với Mù Cang Chải, đến với những thửa ruộng bậc thang, những mùa hoa và những bản làng bản sắc văn hóa đặc trưng vùng Tây Bắc.
Ruông bậc thang tại Mù Cang Chải mùa đổ nước hay khi lúa chín vàng vẫn đẹp mê hoặc, thu hút du khách. Ảnh: BHX |
Đến các điểm du lịch ở Mù Cang Chải, du khách không thể bỏ qua La Pán Tẩn - một trong những địa điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam. Nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa vân tay của trời, La Pán Tẩn không hổ danh là một trong 3 địa điểm du lịch nhất định phải đến khi đi Mù Cang Chải. Với địa hình uốn lượn, từng lớp ruộng xếp tầng như những bậc thang khổng lồ, La Pán Tẩn là nơi lý tưởng để chiêm ngưỡng mùa lúa chín vàng rực rỡ. Đến đây vào tháng 9 và tháng 10, bạn sẽ bị mê hoặc bởi cảnh sắc tuyệt đẹp của những cánh đồng lúa chín trải dài bất tận dưới ánh nắng vàng.
Cũng là những thửa ruộng bậc thang, Dế Xu Phình lại thu hút du khách lớn hơn vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 6, những thửa ruộng Dế Xu Phình như những chiếc gương khổng lồ phản chiếu bầu trời trong xanh. Khi thu sang từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10, khung cảnh lại chuyển mình với sắc vàng óng ả của lúa chín… Ngoài ra còn có ruộng bậc thang Chế Cu Nha. Nằm ở độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển, ruộng bậc thang Chế Cu Nha không chỉ nổi bật với cảnh quan xanh mướt mà còn thể hiện sự kỳ công trong canh tác của người dân tộc H'Mông. Ngoài ra còn có ruộng bậc thang tại xã Lao Chải nổi tiếng với những dải ruộng bậc thang uốn lượn, xếp chồng lên nhau như những bậc thang dẫn lên trời. Vào mùa lúa chín, khung cảnh Lao Chải ngập tràn sắc vàng rực rỡ, hòa quyện.
Rừng trúc tại Mù Cang Chải |
Đặc biệt, dưới chân đèo Cao Phạ (một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam), ruộng bậc thang tại Cao Phạ trải dài như những dải lụa vàng mềm mại.Cao Phạ còn là địa điểm lý tưởng cho những ai đam mê mạo hiểm với hoạt động dù lượn. Từ trên cao, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp của ruộng bậc thang và thung lũng bao la bên dưới…
Đến Mù Cang Chải, du khách còn được trải nghiệm và hòa mình và những bản làng, những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc của người vùng cao phía Bắc. Như đi thăm bản Lìm Mông, Lìm Thái là một trong các điểm du lịch ở Mù Cang Chải không thể bỏ qua. Bản Lìm Mông, bản Lìm Thái nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên nguyên sơ, những thửa ruộng bậc thang trải dài bất tận, những nếp nhà và cuộc sống yên bình của đồng bào dân tộc thiểu số…
Mù Cang Chải còn nổi tiếng với những con thác như thác Pú Nhu, thác Mơ… được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn đổ về, nơi dòng nước trắng xóa len lỏi qua những khe đá, đổ xuống từ độ cao 20 - 30 m…
Giữ gìn bản sắc để thu hút, phát triển du lịch
Mù Cang Chải được nhắc đến như xứ sở bồng bềnh mây phủ, bạt ngàn thông reo, những thửa ruộng bậc thang gắn với đời sống hằng ngày người vùng cao nhưng vẫn tạo nên sự huyền bí… khiến du khách trong nước và quốc tế mê mẩn. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên, đời sống, bắc sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống tại Mù Cang Chải cũng tạo nét duyên và như một kho tàng văn hóa tạo sức hút và đam mê khám phá với nhiều du khách. Mù Cang Chải có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 96% (dông nhất là dân tộc Mông). Mỗi dân tộc mang bản sắc văn hóa khác nhau tạo thành một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo và đa dạng. Gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là giải pháp làm đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút du khách của địa phương.
Bản sắc văn hóa là môt một trong những yếu tô thu hút du khác đến với Mù Cang Chải. Ảnh: CTTĐTYB |
Những năm qua, huyện Mù Cang Chải phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch gắn với giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển triển du lịch và giữ gìn bản sắc vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp tạo sinh kế, giúp người dân có thu nhập ổn định. Mù Cang Chải cũng đặt mục tiêu trở thành huyện du lịch - là điểm đến "Bản sắc, an toàn, thân thiện”, phấn đấu đến năm 2030 không còn là huyện nghèo…
Để đạt được mục tiêu nói trên, huyện Mù Cang Chải đã đề ra những nghị quyết, kế hoạch cụ thể, trong đó việc tổ chức các lễ hội văn hóa du lịch để thu hút du khách được xem là những điểm nhấn. Hằng năm, Mù Cang Chải tổ chức lễ hội khám phá danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang, "Mừng cơm mới”, "Hoa tớ dày”, Festival Khèn Mông; Hội thi Giã bánh dày, vẽ hoa văn bằng sáp ong, trình diễn trang phục dân tộc Mông, khèn Mông… góp phần bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông gắn với quảng bá, giới thiệu hình ảnh miền đất và con người Mù Cang Chải đến du khách trong và ngoài nước.
Cơ sở hạ tầng du lịch tại Mù Cang Chải ngày một cải thiện, nâng cao để phục vụ du khách |
Mù Cang Chải còn đẩy mạnh chương trình liên kết, hợp tác phát triển vùng giữa huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) với huyện Bắc Yên, Mường La (tỉnh Sơn La) và thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc; phối hợp với các cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa của đồng bào Mông Mù Cang Chải ra các tỉnh, thành phố trong nước và thế giới…
Năm 2024, huyện Mù Cang Chải đón và phục vụ khoảng trên 350.000 nghìn lượt khách du lịch, trong đó có thu hút nhiều khách quốc tế. Theo đề án phát triển du lịch của địa phương, Mù Cang Chải đặt mục tiêu trong năm 2025 đón trên 25.500 lượt khách quốc tế… |