Thứ tư 18/12/2024 20:03

MTA Hà Nội 'hội tụ' những giải pháp tối ưu cho ngành cơ khí và sản xuất chế tạo

Sáng 2/10/2024, Triển lãm Quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Hanoi 2024 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội.

Theo báo cáo từ Ban tổ chức, Chương trình MTA Hanoi 2023 đã có 80% nhà trưng bày thành công trong việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh; 82% nhà trưng bày tiếp cận được nguồn khách hàng mới; 84% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng triển lãm; và 94% có dự định sẽ quay trở lại vào các phiên bản tiếp theo. Cùng với đó, 95% khách tham quan tìm được nhà cung cấp mới, với tỷ lệ hài lòng về tổng thể chương trình triển lãm đạt đến 84%.

Tiếp nối kết quả này, MTA Hanoi 2024 là phiên bản đặc biệt của chuỗi triển lãm MTA dành riêng cho thị trường miền Bắc, được tổ chức hàng năm tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, quy tụ hơn 90 nhà trưng bày trên tổng diện tích 4,000 m2, đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 8 tháng năm 2024, hình kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước tiến tích cực. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò nền tảng, là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, với mức tăng 9,7%, đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Trong năm 2023, lĩnh vực /chu-de/cong-nghiep-che-bien-che-tao.topic thu hút được trên 23,5 tỷ USD vốn FDI, chiếm 64,2% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, tăng 39,3% so với năm 2022, trở thành ngành thu hút vốn FDI lớn nhất trong tổng số 18 ngành kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án, chiếm 33,7% và điều chỉnh vốn, chiếm 54,8%. Kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo năm qua cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng vào tiềm năng và môi trường kinh doanh thuận lợi của ngành tại Việt Nam.

Chưa kể, những năm gần đây, nhiều tỉnh thành phía Bắc có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng đột phá đi kèm với các công nghệ, giải pháp cho sản xuất bền vững, giảm thiểu chất thải và nhiên liệu, nguyên liệu nhằm xây dựng nhà máy thông minh, hiện đại. Trong bối cảnh đó, triển lãm quốc tế về ngành cơ khí như MTA Vietnam và MTA Hanoi đã và đang mang những công nghệ sản xuất tiên tiến, thông minh và bền vững đến gần hơn với doanh nghiệp Việt Nam.

Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo diễn ra sáng 2/10, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm

PGS. TS. Lê Kỳ Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cho biết, triển lãm này không chỉ tạo điều kiện để các nhà sản xuất quảng bá sản phẩm và công nghệ mới của họ, mà còn giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật tối ưu nhất cho dây chuyền sản xuất.

Triển lãm MTA Hà Nội đã trở thành một sự kiện tiêu biểu, uy tín và quan trọng đối với ngành cơ khí Việt Nam, là cơ hội để các doanh nghiệp cùng nhau chứng kiến những bước tiến vượt bậc về công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của ngành. Đặc biệt, năm 2024, triển lãm mang ý nghĩa quan trọng hơn khi chúng ta đang đối mặt với những thách thức mới và cơ hội mở rộng trong bối cảnh chuyển đổi số, phát triển Công nghiệp 4.0 và sự hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng.

"Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành cơ khí, giúp họ kết nối, mở rộng thị trường, cũng như thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các đối tác quốc tế. MTA Hà Nội không chỉ là nơi giới thiệu những sản phẩm, giải pháp công nghệ hiện đại mà còn là không gian để các doanh nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác", PGS. TS. Lê Kỳ Nam chia sẻ.

MTA Hanoi 2024 tập trung trưng bày máy cắt kim loại/kim loại tấm; máy định hình kim loại; khuôn mẫu, khuôn đúc; công nghệ hàn; công nghệ tự động hóa cùng nhiều thiết bị, hệ thống phụ trợ khác

Triển lãm MTA Hanoi 2024 chào đón hơn 90 nhà trưng bày đến từ hơn 13+ quốc gia và vùng lãnh thổ mang đến cơ hội hợp tác giao thương cho các doanh nghiệp ngành cơ khí...

Cũng theo Ban tổ chức, Triển lãm MTA Hanoi 2024 chào đón hơn 90 nhà trưng bày đến từ hơn 13+ quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Israel, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Việt Nam... nhằm mang đến cơ hội hợp tác giao thương cho các doanh nghiệp ngành cơ khí cũng như mở ra cơ hội để đội ngũ nhân sự hoạt động trong lĩnh vực cơ khí có thể cập nhật các xu hướng mới nhất trong ngành, thông qua chuỗi hội thảo được dẫn dắt bởi những chuyên gia hàng đầu.

MTA Hanoi 2024 tập trung trưng bày máy cắt kim loại/kim loại tấm; máy định hình kim loại; khuôn mẫu, khuôn đúc; hệ thống, phần mềm tạo mẫu; công nghệ xử lý bề mặt, xử lý nhiệt; công nghệ hàn; công nghệ tự động hóa cùng nhiều thiết bị, hệ thống phụ trợ khác.

Bên cạnh đó, MTA Hanoi tiếp tục mang khu vực trưng bày công nghệ tự động hóa mới với tên gọi VINRA (Vietnam Industrial Robotics and Automation Event) đến triển lãm tại Hà Nội. Sự kiện cũng đem đến chuỗi các buổi hội thảo chuyên sâu tập trung vào giải pháp sản xuất thông minh nhằm hướng đến mục tiêu trung hòa carbon, phát triển chuỗi cung ứng ngành cơ khí và nâng cao năng lực gia công chế tạo.

Chuỗi chương trình được kết hợp tổ chức bởi Informa Markets Vietnam cùng với các hiệp hội uy tín trong ngành như Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA) và Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), hứa hẹn mang MTA Hanoi trở thành triển lãm cơ khí không thể bỏ lỡ cho khu vực phía Bắc.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025