Thứ sáu 29/11/2024 09:50

Mối đe dọa từ Houthi đối với quyền tự do hàng hải

Hàng loạt vụ tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen trên Biển Đỏ đã gây rủi ro nghiêm trọng đối với hoạt động thương mại toàn cầu và sự ổn định của khu vực.

Theo chỉ huy giám sát lực lượng hải quân Mỹ ở Trung Đông, Mỹ đang ở trong trận chiến hàng hải lớn đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Thế nhưng, đây không phải là cuộc đọ sức giữa các cường quốc thế giới, mà là trận chiến giữa một siêu cường và một nhóm vũ trang biệt lập đang kiểm soát một trong những khu vực nghèo nhất và thiếu tài nguyên nhất trên Trái đất.

Các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào tàu vận tải ở Biển Đỏ đang làm xói mòn quyền tự do hàng hải, vốn được coi là chuẩn mực quốc tế và đe dọa một nguyên tắc vốn được cho là nền tảng của hệ thống quốc tế cũng như nền kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua. Việc các cuộc tấn công của Houthi ít được nhắc đến hơn trên các bản tin, ngay cả khi chúng vẫn diễn ra, cũng như việc các hãng vận tải biển lớn tiếp tục tránh đi qua Biển Đỏ là bằng chứng cho thấy “tình trạng bình thường mới” đã được thiết lập và quyền tự do hàng hải ở đó không còn được đảm bảo.

Tình trạng gián đoạn trong vận chuyển do lực lượng Houthi tấn công vào các tàu ở Biển Đỏ đã làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa trên một số tuyến đường từ Trung Quốc sang châu Âu. Ảnh: AP

Mối đe dọa này khó có thể biến mất trong một sớm một chiều. Houthi có nhiều lý do để tiếp tục các cuộc tấn công ở Biển Đỏ và có thể là khu vực xa hơn ngay cả khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực ở /chu-de/dai-gaza.topic và phản ứng quốc tế cho đến nay xem ra không đủ để ngăn chặn.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza mong manh

Việc giảm leo thang theo kiểu nào đó trong khu vực có thể là cần thiết để tạm ngừng các cuộc tấn công của Houthi trong ngắn hạn, khi xét tới các động cơ thực sự về ý thức hệ của Houthi và nhu cầu chứng tỏ với công chúng rằng các cuộc tấn công của họ nhằm đảm bảo một số lợi ích cho người Palestine. Tuy nhiên, chỉ riêng thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza không đủ để giải quyết mối đe dọa từ Houthi đối với quyền tự do hàng hải.

Nhiều chuyên gia Yemen cho hay, mục tiêu hỗ trợ người Palestine không phải là động lực chủ yếu thúc đẩy các cuộc tấn công của Houthi. Động lực mạnh mẽ hơn là nhu cầu đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận khỏi sự bất đồng quan điểm ngày càng tăng ở trong nước về khả năng lãnh đạo của Houthi kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen bắt đầu có hiệu lực hồi tháng 4/2022, cũng như nhu cầu củng cố vị thế của Houthi cả ở Yemen lẫn trong khu vực.

Yemen đang trong giai đoạn chuyển tiếp mà nhiều người Yemen gọi là giai đoạn “không chiến tranh, không hòa bình”. Thỏa thuận ngừng bắn đã tạo ra giai đoạn chuyển tiếp từ một cuộc chiến tranh dân sự và khu vực cường độ cao sang các cuộc đàm phán thầm lặng xung quanh một tiến trình chính trị. Giai đoạn chuyển tiếp này gây khó chịu đối với Houthi, vốn chỉ lãnh đạo trong thời chiến và không thể tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của Yemen, cụ thể là dầu khí.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, doanh thu hằng năm của Houthi là 1,8 tỷ USD - không đủ để họ quản lý hơn 25 triệu người Yemen dưới quyền kiểm soát. Houthi đã mất nhiều năm cũng như sinh mạng để chiếm giữ các mỏ dầu và khí đốt của Yemen nhưng không có kết quả. Các cuộc tấn công trên biển là công cụ mới mạnh mẽ giúp Houthi củng cố quyền kiểm soát.

Ngay cả khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn, Houthi vẫn có thể biện minh cho các cuộc tấn công của họ, chẳng hạn bằng cách phản đối sự hiện diện liên tục của lực lượng an ninh Israel ở Dải Gaza hoặc yêu cầu sự bảo đảm về một nhà nước Palestine.

Houthi và giải pháp dài hạn

Trước ngày 7/10/2023, Houthi theo đuổi một tiến trình chính trị được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, cho phép họ tiếp cận các nguồn lực kinh tế bổ sung và cuối cùng có thể chính thức hóa quyền kiểm soát của họ ở miền Bắc Yemen. Trong bối cảnh các cuộc tấn công của Houthi ảnh hưởng đến hơn 1/4 số quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tương lai của tiến trình này vẫn chưa rõ ràng.

Kể từ giữa tháng 11/2023, lực lượng Houthi đã triển khai UAV và tên lửa tấn công các tàu quốc tế trên Biển Đỏ. Ảnh: RIA Novosti

Khi tiến trình chính trị bị đình trệ, Houthi có thể tiếp tục nỗ lực chiếm đoạt tài nguyên dầu khí của Yemen bằng vũ lực, tận dụng động lực được tạo ra bởi các cuộc tấn công trên biển. Houthi đã lợi dụng các cuộc tấn công ở Biển Đỏ để khởi động nỗ lực cưỡng ép tòng quân, kể cả đối với trẻ em. Houthi cũng có thể lợi dụng tâm lý lo ngại của Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) về các cuộc tấn công gần đây của Houthi vào lãnh thổ của họ. Những cuộc tấn công như vậy có thể mở ra một mặt trận mới trong cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông.

Đặc biệt, Houthi có thể lợi dụng mối lo ngại này để đảm bảo rằng Saudi Arabia và UAE không cung cấp cho các đồng minh ở Yemen sự hỗ trợ cần thiết để đẩy lùi các cuộc tấn công của Houthi vào các mỏ dầu khí. Tuy Houthi có thể chiếm được những mỏ dầu đó, nhưng cơ sở hạ tầng xuất khẩu lại nằm xa hơn về phía Nam, ở trung tâm của Nam Yemen cũ, nơi phe đối lập chống lại Houthi là mạnh nhất và UAE có tài sản đáng kể, mở ra một đợt xung đột mới kéo dài có thể lan rộng khắp vùng Vịnh. Do đó, một cuộc tấn công thành công của Houthi sẽ loại bỏ một trong số ít trở ngại còn sót lại đối với quyền lực của họ mà không đưa ra giải pháp lâu dài cho tình trạng bất ổn của Yemen, làm gia tăng các điều kiện gây ra tình trạng hỗn loạn mà có thể kéo dài các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào tàu vận tải biển.

Mặc dù một số nhà phân tích ủng hộ Mỹ hỗ trợ cuộc tấn công chống lại Houthi, nhưng các điều kiện cho một cuộc tấn công như vậy thậm chí còn kém thuận lợi hơn so với 5 năm qua, khi các cuộc tấn công được Saudi Arabia và UAE hậu thuẫn không đạt được tiến bộ đáng kể. Tiến bộ quan trọng cuối cùng đạt được trên chiến trường chống lại Houthi là vào năm 2018, khi lực lượng Houthi yếu hơn nhiều và khi UAE sẵn sàng huy động lực lượng đáng kể hiện diện trên thực địa, kể cả cho một cuộc tấn công đổ bộ do UAE chỉ đạo. Khó có thể tưởng tượng việc Mỹ hoặc các bên liên quan trong khu vực cung cấp sự hỗ trợ như vậy vào lúc này.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Biển Đỏ

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/11: Ukraine ồ ạt tấn công Crimea; Nga có thể dùng ‘siêu vũ khí’?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/11/2024: Ukraine có thể hạ tuổi tổng động viên xuống 18?

Châu Âu đối mặt với mùa đông khó khăn; OPEC+ sẽ phải gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/11/2024: Ukraine chờ ông Donald Trump nhậm chức mới quyết định đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga ra cảnh báo trừng phạt, Ukraine chuẩn bị phản công

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/11: Nga dội hỏa lực dữ dội vào Zaporizhia; Ukraine phá hủy 7 xe lội nước của Nga

Chiến sự Trung Đông: Israel và Hezbollah chính thức đạt thỏa thuận ngừng bắn

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiến sự Nga-Ukraine 27/11/2024: Giải pháp ngoại giao ở Ukraine vẫn còn rất xa; Tướng Ukraine nói về cuộc phản công mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây 'vi phạm lằn ranh đỏ', Israel nhận 'tối hậu thư'?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?