Thứ hai 23/12/2024 09:07

Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, tháng 1 thu về 4,5 triệu USD

Xuất khẩu hoa hồi trong tháng 1/2024 đạt 879 tấn với trị giá hơn 4,5 triệu USD, giảm 18,8% so với tháng trước nhưng tăng mạnh 32% so với tháng 1/2023.

Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hoa hồi trong tháng 1/2024 đạt 879 tấn với trị giá hơn 4,5 triệu USD, giảm 18,8% so với tháng trước nhưng tăng mạnh 32% so với tháng 1/2023.

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 499 tấn, chiếm 57% tỷ trọng. Trong cả năm 2023, Việt Nam thu về 83 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi, sản lượng đạt 16.136 tấn, tăng mạnh 26% về lượng.

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 499 tấn, chiếm 57% tỷ trọng

Giá xuất khẩu bình quân năm 2023 đạt 6.376 USD/tấn, giảm 8% so với năm trước. Trong cả năm 2023, Ấn Độ và Trung Quốc giữ vai trò là 2 thị trường lớn nhất với 7.860 tấn và 4.116 tấn, lần lượt chiếm 48,7% và 25,5% thị trường xuất khẩu.

Lạng Sơn được mệnh danh 'thủ phủ' của cây hồi với diện tích trồng khoảng 40.000 ha với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn và giá trị kinh tế trung bình hàng năm đạt trên 1.000 tỷ đồng. Theo Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Lạng Sơn, tính riêng năm 2022, sản lượng thu hoạch ước đạt 13.000 tấn hồi khô và giá trị thu về khoảng 1.500 tỷ đồng. Trước đó, năm 2021 sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn có giá trị xuất khẩu 31 triệu USD tương đương với sản lượng xuất khẩu khoảng 3.500 tấn hồi khô.

Bên cạnh là một cây gia vị được nhiều quốc gia ưa chuộng, hoa hồi còn là một bài thuốc quý đối với những người mắc bệnh xương khớp, giúp điều trị và giảm ho, đau bụng, cảm cúm và giúp điều hòa khí huyết,... Thân cây hồi có những hương vị đặc trưng như hạt giống, được ăn như rau. Hạt được chế biến và sử dụng trọng một số sản phẩm thực phẩm. Bột hoa hồi rất thích hợp cho việc làm bánh và là gia vị chủ yếu cho nhiều công thức nấu ăn như thịt vịt, thịt lợn…

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gia vị với vị trí ứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đứng số 1 thế giới về xuất khẩu quế, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi. Ngoài ra, các mặt hàng gia vị khác cũng chiếm vị trí khá quan trọng như: Ớt, đinh hương, gừng, bạch đậu khấu.... Các thị trường nhập khẩu gia vị Việt Nam cũng ngày càng đa dạng như Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024