Thứ sáu 29/11/2024 19:54

Lợn nhập lậu tăng đột biến, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kêu cứu

Từ 1-15/1/2024, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam, chiếm 30% lượng chăn nuôi trong nước bán mỗi ngày.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, hiện tình trạng lợn nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, đồng thời gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn trong nước.

Theo hiệp hội này, bằng nhiều nguồn tin mà Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đã nắm được cho thấy, do đang vào thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng nên tình trạng lợn nhập lậu tiếp tục tăng đột biến.

Chăn nuôi trong nước gặp khó khi phải cạnh tranh với lợn nhập lậu giá rẻ

Cụ thể, trong các tuần từ ngày 1/1/2024 đến ngày 15/1/2024, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam thông qua một số cửa khẩu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và biên giới Tây Nam.

Theo tính toán, số lượng lợn nhập lậu đang chiếm khoảng 30% sản lượng chăn nuôi trong nước bán ra mỗi ngày. Với giá bán chỉ giao động trên dưới 50.000 đồng/kg lợn hơi, lợi nhuận lợn nhập lậu đang khiến chăn nuôi trong nước gặp vô vàn khó khăn, người chăn nuôi phải bán dưới giá thành sản xuất, không những thế còn gây nguy cơ lây lan dịch bệnh, trong tương lai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng đàn, thiếu hụt nguồn cung trong nước.

“Thời gian vừa qua ngành chăn nuôi trong nước chịu rất nhiều áp lực từ dịch bệnh Covid trên người, bệnh dịch tả lợn châu Phi… sản xuất dưới giá thành bị lỗ thậm chí nhiều trang trại hoặc hộ chăn nuôi phải giảm đàn hoặc ngưng sản xuất”- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho hay.

Trước tình trạng này, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đã gửi công văn kiến nghị với mong muốn Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát lực lượng thú y các địa phương, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán trái phép lợn vào Việt Nam trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở. Đồng thời chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép lợn qua biên giới; hỗ trợ việc tiêu hủy khi có số lượng lớn lợn buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Trước đó, trong năm 2023, để ngăn chặn việc buôn bán lợn nhập lậu trái phép, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 694/CĐ-TTg về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam. Trong công điện, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh biên giới Tây Nam tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,.... để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam. Chỉ đạo lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 của địa phương tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán lợn nhập lậu qua biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép lợn.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đồng Nai

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam