Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Dự báo, các đợt xâm nhập mặn cao xuất hiện từ 22-25/4/2024. Tuy nhiên, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm.
Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long: Chính quyền và người dân vẫn gồng mình chống hạn, mặn

Tháng 3/2024 xảy ra 2 đợt xâm nhập mặn cao điểm

Theo Cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong tháng 3/2024, đã xảy ra 2 đợt xâm nhập mặn (đợt 1 từ ngày 6/3 đến 10/3; đợt 2 từ 24/3 đến 27/3), đây là hai đợt xâm nhập mặn vào các cửa sông là cao điểm nhất trong thời gian qua.

Các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động các phương án ứng phó với hạn, xâm nhập mặn.
Các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động các phương án ứng phó với hạn, xâm nhập mặn.

Trong khi đó, các khu vực Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ cũng đang bắt đầu xảy ra hiện tượng hạn hán thiếu nước và xâm nhập mặn, dung tích các hồ chứa cạn. Các hồ chứa hiện chỉ trữ nước ở mức trữ trung bình khoảng 40 - 60% dung tích trữ thiết kế, trong đó có khoảng 180 hồ nhỏ đã cạn nước.

Ông Lương Văn Anh - Phó Cục trưởng Cục Thuỷ lợi - cho hay, năm 2024, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm nay cao hơn trung bình mọi năm trước đây và cao hơn năm 2023.

Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong thời gian qua các cửa sông xâm nhập mặn sâu hơn trung bình mọi năm và sâu hơn so với năm 2023. Ví dụ, như xâm nhập mặn ở cửa tiểu, cửa đại vào khoảng 4-5km; ở sông Vàm Cỏ 17km so với trung bình nhiều năm và so với năm 2023.

Nguyên nhân xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đến sớm và sâu hơn so với trung bình năm là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino khiến lượng mưa trên lưu vực sông Mê Kông và ở Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu hụt, dẫn đến nguồn nước sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt từ 10-15%.

Trên cơ sở dự báo chuyên ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có thông báo khuyến cáo từ tháng 9/2023 về nguy cơ có khoảng 56.260ha lúa vụ Đông Xuân và 43.300ha cây ăn trái thuộc vùng nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Với các giải pháp đã được triển khai, toàn bộ diện tích lúa trong vùng được khuyến cáo đã được đẩy sớm thời vụ. Hiện số lúa này đã được thu hoạch hoặc trong giai đoạn chín (cắt nước), bảo đảm không bị thiệt hại, các vùng cây ăn trái vẫn được bảo đảm an toàn.

Tuy nhiên, có một số diện tích lúa được người dân xuống giống muộn, không theo khuyến cáo (sau ngày 31/12/2023), tổng cộng khoảng 20.510ha lúa ở các tỉnh Tiền Giang 30ha, Bến Tre 730ha, Trà Vinh 13.000ha, Sóc Trăng 6.030ha, Long An 720ha, tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn; trong đó, đã có 621ha lúa thuộc tỉnh Sóc Trăng đã bị thiệt hại.

Về nước sinh hoạt, có khoảng 50.500 hộ dân (chiếm 3,6% tổng hộ dân) bị thiếu nước sinh hoạt (Bến Tre 12.000 hộ, Kiên Giang 20.000 hộ, Sóc Trăng 6.400 hộ, Bạc Liêu 4.900 hộ, Cà Mau 3.900 hộ, Long An 3.300 hộ). Đây là các khu vực dân cư thuộc vùng nguồn nước dưới đất bị suy giảm, nguồn nước mặt tại một số công trình cấp nước tập trung có độ mặn vượt ngưỡng cho phép hoặc các hộ dân chưa được cấp nước từ công trình cấp tập trung và thiếu dụng cụ trữ đủ nước ngọt để sử dụng.

Ở khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên có khoảng 9.341ha chủ yếu là cây lâu năm bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước do tình trạng thiếu hụt lượng mưa và nắng nóng kéo dài (Kon Tum 57ha, Gia Lai 169ha, Bình Phước 9.115ha và cũng có khoảng 2.100 hộ bị ảnh hưởng thiếu nước do thiếu hụt nguồn nước cấp tập trung tại các tỉnh Bình Phước 1.900 hộ, Gia Lai 100 hộ, Kon Tum 100 hộ.

Diễn tiến của thời tiết vẫn nằm trong kịch bản

Đến thời điểm hiện tại, những diễn tiến của thời tiết vẫn nằm trong kịch bản đã được dự liệu trước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng triển khai nhiều giải pháp đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn nắng nóng.

Dự báo cuối tháng 4 và đầu tháng 5 sẽ bắt đầu có những đợt mưa trái vụ có thể giảm bớt được một phần những hệ lụy do hạn hán gây ra. Mặt khác, theo dự báo cũng vào khoảng cuối tháng 4 và đầu tháng 5 nước ở thượng nguồn sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng lên so với hiện nay góp phần giảm bớt tình trạng hạn hán xâm nhập mặn trong những tháng qua.

Ông Lương Văn Anh nhận định, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm. Dự báo trong thời gian còn lại của mùa khô các đợt xâm nhập mặn tới xuất hiện ở mức thấp hơn đợt nửa đầu tháng 3 nhưng vẫn tương đối cao, thời gian ảnh hưởng kéo dài đến hết tháng 4/2024. Các đợt xâm nhập mặn cao xuất hiện vào các ngày 7-11/4, 22-25/4/2024.

Ở vùng hai sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn tiếp tục tăng, có khả năng đạt đỉnh điểm trong tháng 4 và tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 5/2024. Thời gian các đợt xâm nhập mặn cao vào các ngày 7-10/4, 22-25/4, 6-10/5.

Trong thời gian còn lại của mùa khô, trường hợp các hồ chứa phía thượng lưu vận hành giảm xả bất thường hoặc là diễn biến thời tiết thì xâm nhập mặn có thể tăng cao hơn dự báo. Do đó, cần phải có những giải pháp ứng phó kịp thời.

Dự báo tác động của hạn mặn đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh giảm dần so với hiện tại nhưng vẫn ở mức tương đối cao. Để bảo đảm giảm thiểu tối đa thiệt hại, Cục Thủy lợi đặc biệt khuyến cáo người dân tiếp tục theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn và tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương, cơ quan chuyên môn để chủ động ứng phó với xâm nhập mặn.

Đặc biệt, đối với thời gian còn lại của mùa khô năm 2024, tuyệt đối không xuống giống lúa vụ Hè Thu ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chỉ tổ chức xuống giống khi có xuất hiện mưa, nguồn nước bảo đảm cung cấp ổn định.

Tiếp tục tăng cường việc vận hành các công trình thuỷ lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh. Tại các vùng cây ăn trái tiếp tục thực hiện trữ nước trong các ao, hồ phân tán, bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xâm nhập mặn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

Triển lãm quốc tế chuyên ngành phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất nông nghiệp Việt Nam (AgroChemEx Vietnam) đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng là nguyên nhân ban đầu hiện tượng tôm hùm bông bị chết tại huyện Vạn Ninh.
Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị “Thành tựu trong Công nghệ Sinh học thực vật – Từ chỉnh sửa gen cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững” được diễn ra trong 2 ngày 11- 12/4.
Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

2 Nghị định mới được ban hành với quy định chặt chẽ, chế tài xử phạt cao hơn;… không chỉ vì mục tiêu gỡ ‘thẻ vàng’ IUU mà hướng đến ngành thủy sản bền vững.
4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

Dự án 'Sử dụng phân bón đúng' sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD và dự kiến sẽ có 2.600 cá nhân được hưởng lợi trực tiếp.
Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Lượng cá nuôi lồng chết bất thường trên địa bàn xã Tiền Tiến (tỉnh Hải Dương) đã vượt trên 300 tấn. Nhiều hộ dân thiệt hại từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”.
Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Sáng 5/4, diễn ra tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tập thể”.
Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Tương lai của rừng không chỉ là nguồn nguyên liệu gỗ mà còn là các sản phẩm giá trị gia tăng. Đó chính là một trong những con đường làm giàu bền vững từ rừng.
Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU

"Đã đến giai đoạn để có thể gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU cho Việt Nam, tuy nhiên trách nhiệm nằm ở phía các bạn".
"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

Thị xã Kinh Môn hiện có diện tích trồng sắn dây lớn nhất tỉnh Hải Dương với 262 ha, tổng sản lượng gần 8.000 tấn, bước đầu đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Do ảnh hưởng của thời tiết, vùng trồng vải Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) dự báo sẽ mất mùa khi cây vải ra hoa, đậu quả thấp, sản lượng ước giảm 40-50%.
Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.
Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động