Thứ sáu 02/05/2025 20:37

Loạt đại gia bị bắt vì lừa đảo, ngẫm lại câu 'tiền nhiều để làm gì'?

Trong ngục tối chỉ có 4 bức tường, quyền công dân bị hạn chế, có tiền cũng không thể tiêu. Vậy tiền nhiều để làm gì mà các đại gia phải bất chấp tất cả như vậy?

“Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt của Ngân hàng SCB hơn 304 nghìn tỷ đồng”, “cha con ông Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt 767 tỷ đồng”, “Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng”, “Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc bán chui cổ phiếu là gần 1.700 tỷ đồng, mục đích hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng”….

Trong ngục tối chỉ có 4 bức tường, quyền công dân bị hạn chế, có tiền cũng không thể tiêu. Vậy tiền nhiều để làm gì mà các đại gia phải bất chấp tất cả như vậy?

Liên tiếp các đại gia bị xộ khám với những cáo buộc về quy mô, tính chất, mức độ và số tiền phạm tội ở vụ án sau lại lớn hơn vụ án trước. Kéo theo ở mỗi vụ án là không ít quan chức nhúng chàm cùng người nhà, người thân của chính những đại gia ấy.

Như vụ án ông Trần Quí Thanh kéo theo 2 con gái vào tù; vụ Trương Mỹ Lan kéo theo chồng và cháu vào tù; vụ Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết kéo theo 2 em gái vào tù; vụ ông Đỗ Anh Dũng kéo theo con trai vào tù…

Trước khi bị bắt, các đại gia nói trên đều có một cuộc sống vương giả với khối tài sản khổng lồ, gồm bất động sản, xe hơi hạng sang rất nhiều, tài khoản hàng chục số 0 quẹt thẻ không phải nghĩ…

Điển hình phải kể tới khối tài sản bị kê biên của bà Trương Mỹ Lan, gồm 589 tỷ đồng và 15 triệu USD; 43 tài khoản ngân hàng (gần 2.100 tỷ đồng); 789 tỉ trong tài khoản mở tại Ngân hàng SCB; 1.266 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận công trình xây dựng; 269 nhà đất cho thuê và 21 hợp đồng công chứng; 1.237 bất động sản tại các công ty liên quan; 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô…

Sau khi bị xộ khám, khối tài sản khổng lồ của các đại gia Trương Mỹ Lan, Trần Quí Thanh, Đỗ Anh Dũng, Trịnh Văn Quyết… đã bị cơ quan điều tra phong tỏa, kê biên để khắc phục hậu quả, bảo đảm thi hành án.

Tới đây, các đại gia còn phải đối mặt với những hình phạt nghiêm minh của pháp luật là chuỗi ngày trong lao ngục, có thể là hơn thế nữa để trả giá cho những lỗi lầm mình đã gây ra.

Trong ngục tối ấy, chỉ có 4 bức tường với sự kiểm soát chặt chẽ của cán bộ trại giam, quyền công dân bị hạn chế, có tiền cũng không thể tiêu. Vậy tiền nhiều để làm gì mà các đại gia phải kiếm tiền một cách bất chấp như vậy?

Trở lại định nghĩa nguyên thuỷ về tiền, xét cho cùng, nó cũng chỉ là giấy, là một phương tiện và một công cụ cho cuộc sống. Và như lời cựu Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Woodrow Wilson từng nói: “Bạn không ở đây để kiếm sống. Bạn ở đây để làm cho thế giới đầy đủ hơn, với tầm nhìn rộng hơn. Bạn ở đây để làm giàu cho thế giới và bạn sẽ tự nghèo đi nếu bạn quên mất mục đích đó”.

Bài viết cùng chủ đề: lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tin cùng chuyên mục

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương