Thứ hai 28/04/2025 19:58

Lo ngại lợi nhuận sụt giảm, doanh nghiệp dệt may tìm hướng ứng phó trong năm 2020

Trong năm 2019, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể về đích như dự kiến là 40 tỷ USD song lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành chắc chắn sẽ sụt giảm hơn năm 2018. Điều này xuất phát từ chi phí đầu vào tăng cao cũng như việc doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn để chăm lo cho người lao động nhằm giữ chân họ.

Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh - đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương bên lề Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may Việt Nam (VTG 2019), diễn ra từ ngày 20 - 23/11/2019 tại TP. Hồ Chí Minh.

Người lao động phải có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao mới có thể vận hành các máy móc hiện đại (sản phẩm máy in trực tiếp trên vải của Công ty Fluxmall DTG Vietnam trưng bày tại VTG 2019)

Theo ông Hồng, nguyên nhân lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may sụt giảm là do các doanh nghiệp phải đối mặt với bài toán tăng lương cho người lao động, chi phí đầu vào tăng cao… Mặc dù vậy vẫn rất khó giữ chân được người lao động do mọi thứ chi tiêu sinh hoạt cũng tăng cao nên mức tăng chưa thể đáp ứng như kỳ vọng. Điều này dẫn tới việc lao động nhảy việc sang các ngành nghề có mức lương cao hơn hoặc chuyển về quê sinh sống.

Dự báo về tình hình triển vọng của ngành dệt may trong năm 2020, ông Hồng cho biết, ngành sẽ tăng trưởng ít nhất khoảng 10% so với năm 2019 và hiện nhiều doanh nghiệp đã đàm phán xong đơn hàng cho các tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cũng như giữ chân người lao động vẫn là bài toán khó của đa số doanh nghiệp trong năm tới.

Bởi lẽ theo giới chuyên môn thì hiện nay bên cạnh việc chăm lo đời sống của người lao động thì hầu hết nhân sự trong ngành này cũng chưa đáp ứng được trước nhu cầu thay đổi của các máy móc hiện đại. Muốn họ đáp ứng buộc doanh nghiệp phải đào tạo kỹ năng và có chế độ đãi ngộ cao hơn.

Theo TS. Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng khoa Công nghệ May - Thời trang của Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (HCMUTE): Muốn đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may cần sự kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp; đồng thời phải đào tạo nhân lực của ngành dệt may đáp ứng với nhu cầu công nghệ mới và các hiệp định thương mại.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Trưởng phòng Dịch vụ Khoán việc và cho thuê lại lao động của ManpowerGroup Việt Nam chia sẻ về vấn đề nhân lực trong cuộc cách mạng 4.0

Cũng vấn đề này, tại hội thảo “Thu hút và tối ưu hóa tài năng Việt trong thời đại kỹ thuật số” diễn ra trong khuôn khổ VTG 2019, ông Nguyễn Xuân Sơn - Trưởng phòng Dịch vụ Khoán việc và cho thuê lại lao động của ManpowerGroup Việt Nam đánh giá: Với sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều công nghệ mới, hiện đại sẽ được các doanh nghiệp ứng dụng trong ngành dệt may để tạo đột phá sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm. Như vậy, lao động phải có kỹ năng phù hợp mới có thể tồn tại ở doanh nghiệp.

Theo ông Sơn, trong bối cảnh như hiện nay, người có bộ kỹ năng cần thiết sẽ có cơ hội phát triển nghề nghiệp và tăng thu nhập. Điều đặc biệt là 87% doanh nghiệp có dự định tăng hoặc giữ nguyên nhân sự dưới tác động của tự động hóa và những người có kỹ năng phù hợp để thích nghi với môi trường làm việc mới sẽ làm chủ tình hình.

Bên cạnh các vấn đề trên, ông Sơn cũng lưu ý các doanh nghiệp phải chú ý đến hàng loạt những vấn đề về lao động trẻ em, xóa bỏ lao động cưỡng bức, xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong lao động, không vi phạm tiêu chuẩn lao động cơ bản để làm lợi thế cạnh tranh… Lý do, khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) thì việc tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động theo cam kết FTA là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ doanh nghiệp muốn xuất khẩu tới những thị trường có giá trị gia tăng cao thì buộc phải quan tâm, chú ý đến các quy định này.

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra triển lãm ngành công nghiệp đồ uống

May 10 tăng tốc cho đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2025

Hà Nội: Đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt từ 6,95%

Lai Châu đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

May 10 phát động thi đua lao động sản xuất năm 2025

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?