Chủ nhật 22/12/2024 15:36

Liên minh Thịnh vượng số cho châu Á hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp

Liên minh Thịnh vượng số cho châu Á ngày 6/7 ra mắt tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp năng động, sáng tạo.

Sự có mặt của Liên minh trong khuôn khổ sự kiện “Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp năng động, sáng tạo và bền vững tại Việt Nam" do DPA phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) và Viện Đổi mới sáng tạo mở và doanh nhân công nghệ (Viện OITI) tổ chức.

Liên minh Thịnh vượng số cho châu Á (DPA) là liên minh xuyên châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đầu tiên được xây dựng bởi các công ty APAC nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa công nghệ số trên tất cả các lĩnh vực bao gồm giáo dục, y tế, dịch vụ tài chính, nông nghiệp, trò chơi, thương mại điện tử, truyền thông mạng xã hội, ứng dụng -sách, blockchain, in 3D, giải pháp tiếp thị, các nhà cung cấp phần mềm độc lập khác...

Sự hiện diện của Liên minh Thịnh vượng số cho châu Á tại Việt Nam nhằm mục đích kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chuyển đổi số với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và tổ chức để củng cố hệ sinh thái số của Việt Nam và hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số năng động, sáng tạo và linh hoạt có thể mở rộng khắp khu vực.

Ông Benjamin Wong phát biểu tại hội thảo

Sự kiện ra mắt bao gồm hai phiên thảo luận có sự tham gia của các thành viên DPA từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Kinobi, People's Inc, EngageRocket, Quickwork cũng như đại diện của các cơ quan chính phủ, tổ chức thương mại và các chuyên gia cố vấn hàng đầu.

Phiên thảo luận đầu tiên có chủ đề “Mở khóa khả năng mở rộng toàn cầu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB)”, đã thảo luận về các phương pháp tiếp cận đa bên có thể giúp thúc đẩy các công ty khởi nghiệp và SMB số của Việt Nam mở rộng hoạt động của họ trong khu vực.

Phiên thảo luận thứ hai “Hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và startup trong lĩnh vực chuyển đổi số và sáng tạo từ góc độ sáng tạo mở tại Việt Nam”, đề cập đến các yếu tố chính đảm bảo thương mại số không bị hạn chế, cũng như các gợi mở cho Việt Nam thúc đẩy giải pháp đổi mới sáng tạo giải quyết các vấn đề trên mô hình đổi mới sáng tạo mở.

Ông Benjamin Wong, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Kinobi cho biết, công việc của DPA tại Việt Nam quan trọng hơn bao giờ hết với tiềm năng to lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, cùng với việc Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm đến vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số và các công ty khởi nghiệp trong việc thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam.

DPA có thể nắm bắt cơ hội để hỗ trợ việc mở rộng của các công ty Việt Nam và cùng nhau đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam”, ông Benjamin Wong nói.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) cho biết, hội thảo mời những chuyên gia hiểu sâu sắc nhất về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đến đây chia sẻ, hiến kế cho các doanh nghiệp SME và startup Việt Nam.

Chúng ta phải xây dựng hệ sinh thái mở từ phạm vi của trường đại học, một doanh nghiệp, một tập đoàn, một vườn ươm cho đến một thành phố, một quốc gia”, ông Phạm Hồng Quất nhìn nhận.

Trong buổi ra mắt, DPA đã chia sẻ một bản khuyến nghị chính sách để khẳng định sự hỗ trợ của DPA đối với Chính phủ Việt Nam trong việc đạt được các mục tiêu về nền kinh tế số.

Tại đây, DPA đề xuất phương pháp tiếp cận hợp tác và tư vấn giữa chính phủ và các bên tham gia trong lĩnh vực chuyển đổi số và đồng thời tăng cường các yếu tố hỗ trợ kinh doanh chính như đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, phát triển chính sách dựa trên rủi ro và tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số đa quốc gia để hỗ trợ mở rộng SMB số trong khu vực.

DPA cũng khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách phát triển các khuôn khổ chuẩn hóa có tính đến khả năng tiếp cận các công nghệ mới và sáng tạo như trí tuệ nhân tạo, cho phép SMB tham gia mua sắm của chính phủ thông qua mô hình thị trường kỹ thuật số và thúc đẩy các nguyên tắc công bằng trong mua sắm phần mềm.

Các thành viên DPA có thể thảo luận và sắp xếp các ưu tiên vận động chính sách xung quanh các vấn đề chính, tiến hành chia sẻ kiến thức và tăng cường mạng lưới quốc gia và khu vực. Liên minh hiện đang tìm kiếm thêm các công ty Việt Nam và APAC có cùng chí hướng trong không gian chuyển đổi số nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế số vì sự thịnh vượng chung của cả quốc gia và khu vực.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam