Đầu tư tiền ảo: Khi giấc mơ đổi đời thành ác mộng

Từng được tung hô như “mỏ vàng”, tiền ảo thu hút nhiều nhà đầu tư với lời hứa về lợi nhuận khủng, nhưng đằng sau ánh hào quang ấy là những cạm bẫy khó lường.
Quảng Bình: Bắt đối tượng chiếm đoạt tài sản bằng sàn đầu tư tiền ảo Đà Nẵng: Nữ kế toán chiếm đoạt gần 18 tỷ đồng của công ty để đầu tư tiền ảo

Đầu tư tiền ảo, nhưng hệ lụy thật

Theo thống kê của Chainalysis (công ty phân tích blockchain của Mỹ), năm 2024, Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về mức độ quan tâm đến tài sản số, đứng thứ 3 toàn cầu về sử dụng các nền tảng giao dịch quốc tế và xếp thứ 6 về khối lượng giao dịch trên các nền tảng phi tập trung. Thống kê này chỉ ra, hiện có 17 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản số và tổng giá trị thị trường vượt 100 tỷ USD, giao dịch tài sản số không chính thức đang tạo ra một nền kinh tế ngầm khổng lồ.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng, theo dự báo, đến năm 2030, giá trị các loại tài sản truyền thống được mã hóa sẽ đạt 16.000 tỷ USD, chiếm 10% GDP toàn cầu (hiện mới chỉ chiếm 0,6%) và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Dù nhà đầu tư Việt nằm trong top quốc gia kiếm lời nhiều nhất từ tiền ảo, nhưng thực tế cũng cho thấy, nhà đầu tư Việt nằm trong danh sách các quốc gia “sập bẫy” nhiều nhất về tiền ảo. Riêng đường dây lừa đảo tiền ảo, chứng khoán quốc tế của “siêu lừa” Mr.Pip đã lên tới hơn 200 triệu USD. Gần đây nhất, thông tin về đồng tiền ảo Pi Network vừa được niêm yết trên sàn tiền số lại tiếp tục thu hút sự quan tâm lớn của nhiều người.

tiền ảo
Đầu tư tiền ảo được cảnh báo có nhiều rủi ro khó lường nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chi hàng tỷ đồng tham gia. Ảnh minh họa

Rõ ràng, việc đầu tư vào tiền mã hóa tại Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiếu khung pháp lý rõ ràng. Ngoài ra, sự thiếu vắng của cơ quan quản lý và hành lang pháp lý bảo vệ khiến nhà đầu tư dễ dàng trở thành mục tiêu của các hành vi gian lận và thao túng thị trường. Các tổ chức lừa đảo thường sử dụng các chiêu trò tinh vi để dụ dỗ, khiến nhiều người tham gia và gánh chịu thiệt hại tài chính nặng nề. Do đó, nhà đầu tư cần đặc biệt thận trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, anh Nguyễn Phương (Vĩnh Tuy, Hà Nội), người từng tham gia đầu tư tiền ảo cho biết, lý do chính thu hút nhiều người tham gia đầu tư tiền ảo là lợi nhuận cao. “Theo tôi được biết, nhiều nhà đầu tư đã nói về lợi nhuận đáng kể trong thời gian ngắn, đặc biệt là khi đầu tư vào các dự án mới hoặc các loại tiền điện tử có tiềm năng tăng trưởng cao”, anh Phương nói.

Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng tiền điện tử là tương lai của tài chính và việc đầu tư vào sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Tuy nhiên, có thể nói thị trường tiền điện tử rất biến động và giá trị có thể giảm mạnh trong thời gian ngắn dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư.

Đầu tư tiền ảo mà không có kiến thức đầy đủ có thể dẫn đến những quyết định sai lầm và thua lỗ. Chưa kể đến thị trường tiền điện tử tràn lan các dự án lừa đảo và các chiêu trò gian lận, khiến người chơi dễ bị lừa đảo”, anh Phương nói thêm.

Cũng theo anh Phương, việc thiếu rõ ràng trong quy định pháp lý có thể gây khó khăn cho nhà đầu tư tiền ảo và tạo ra rủi ro pháp lý vì hiện nay Việt Nam chưa có khung pháp lý cụ thể để quản lý tiền ảo.

Cần khuôn khổ pháp lý để giám sát

Theo các chuyên gia, kết hợp giữa lòng tham lợi nhuận “khủng” và chiêu trò tinh vi của các nhóm lừa đảo là nguyên nhân chính khiến nhiều người mất tiền oan vào tiền ảo. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân, kẻ gian liên tục thay đổi phương thức, từ gọi điện thoại, gửi tin nhắn qua Zalo, Telegram, thậm chí giả danh chuyên gia tài chính để dụ dỗ đầu tư vào các sàn “ma”. Chúng thường tạo lòng tin bằng lợi nhuận ban đầu, rồi nhanh chóng “cuỗm” sạch tiền khi gom đủ, để lại những nhà đầu tư trắng tay.

Như vậy, có thể thấy, việc thiết lập một khung pháp lý rõ ràng và toàn diện cho tài sản số tại Việt Nam là vô cùng cấp thiết. Khung pháp lý này phải đảm bảo quyền lợi của người dùng trong mọi khía cạnh của giao dịch, bao gồm xác minh danh tính, bảo vệ dữ liệu cá nhân và cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả.

Thực tế hiện nay, thị trường tài sản số tại Việt Nam đang hoạt động trong môi trường thiếu vắng hành lang pháp lý, khiến người dùng dễ dàng trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo và đối mặt với nguy cơ mất tài sản. Việc luật hóa tài sản số không chỉ mang lại sự an toàn và yên tâm cho người dân khi tham gia vào thị trường này, mà còn góp phần xây dựng niềm tin vào công nghệ và các ứng dụng liên quan, tạo động lực cho sự phát triển.

Mặc dù Việt Nam được cho là một trong những thị trường giao dịch tài sản số lớn nhất thế giới nhưng sự thiếu hụt khung pháp lý đang cản trở sự phát triển bền vững của thị trường này. Các nhà đầu tư cần một môi trường pháp lý ổn định để yên tâm hoạt động, tránh rủi ro bị lừa đảo và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng.

Do đó, các cơ quan chức năng cần đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng một khung pháp lý minh bạch, bảo vệ cả người phát triển và nhà đầu tư, ngăn chặn các hành vi trục lợi bất chính. Sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài sản số, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm tài sản số uy tín và đáng tin cậy.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025. Trong đó, đáng chú ý, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình về đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tài sản số (tài sản ảo, tài sản mã hóa). Động thái này cho thấy, tài sản số đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Tin Công Thương 13/5: Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng

Ngày 13/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Chương trình hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Công Thương" thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Công Thương.
Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Ngày 12/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương duy trì phong trào hiến máu tình nguyện thường xuyên, thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành.
Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô lưu hành tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự phát triển như "xương sống" của nền kinh tế độc lập, không chỉ tháo gỡ điểm nghẽn mà còn cần đến nhiều đột phá về thể chế.
Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68 xuất hiện như cú hích thể chế nhằm tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn cũ, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp tư nhân.
Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Azerbaijan ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác năng lượng.
Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc tuyến Vành đai 4 sẽ thắp lửa phát triển vùng Thủ đô, mở rộng không gian tăng trưởng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động