Chủ nhật 22/12/2024 15:34

Lệnh giảm thuế nhập khẩu gạo của Philippines xuống 15% liệu có khả thi?

Thuế nhập khẩu gạo vào Philippines giảm từ 35% xuống 15%, tuy nhiên, người dân Philippines đã gửi đơn khiếu nại lên Tòa án tối cao cản trở thực thi lệnh này.

Ngày 8/7, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, ngày 20/6/2024 Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos JR. cho biết, trên cơ sở thẩm quyền được trao theo quy định của pháp luật và căn cứ đề xuất của các cơ quan liên quan, đã ban hành Sắc lệnh số 62, theo đó sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng nông sản trong đó có gạo.

Đối với mặt hàng gạo, thuế nhập khẩu từ mức 35% sẽ cắt giảm xuống còn 15%, thời gian áp dụng tới năm 2028” - Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos JR. thông tin. Đây có thể được coi là động thái mới nhất của Chính phủ Philippines nhằm đối phó với tình trạng lạm phát, đặc biệt là giá mặt hàng gạo có xu hướng tăng cao liên tục trên thị trường kể từ đầu năm tới nay.

Sắc lệnh số 62 của Philippines cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng nông sản trong đó có gạo giảm từ 35% xuống còn 15%. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sắc lệnh đã gây ra những phản ứng trái chiều tại Philippines. Mới đây, đơn khiếu nại 27 trang về tính vi hiến của sắc lệnh từ đại diện người nông dân Philippines lên Tòa án tối cao có lẽ sẽ gây cản trở cho việc thực thi lệnh này.

Theo tin từ trang Philstar.com, ngày 4/7/2024, một nhóm các nhà nông dân Philippines đã nộp đơn khiếu nại yêu cầu Tòa án tối cao tuyên bố Sắc lệnh 62 quy định giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nông sản trong đó có gạo là vi hiến.

Trong đơn khiếu nại 27 trang, đại diện của người nông dân Philippines (gồm các tổ chức Samahang Industriya ng Agrikultura, Federation of Free Farmers, United Broiler Raisers Association, Sorosoro Ibaba Development Cooperative and Magsasaka Partylist) đề nghị Tòa án tối cao của Philippines tuyên bố Sắc lệnh số 62 là vi hiến.

Cùng với đề nghị tuyên bố Sắc lệnh 62 vi hiến, đại diện của người nông dân Philippines còn yêu cầu Tòa án tối cao Philippines ban hành ngay một quyết định tạm thời ngăn chặn việc thực thi Sắc lệnh số 62 trong thời gian xem xét giải quyết đơn khiếu nại.

Theo đại diện của người nông dân, việc Cục Kinh tế và Phát triển (National Economic and Development Authority - NEDA) và Ủy ban thuế (Tariff Commission) không tham vấn ý kiến của những người nông dân bị ảnh hưởng khi xây dựng và đệ trình sắc lệnh là nguyên nhân họ làm đơn khiếu kiện.

Đại diện của người nông dân đã dẫn chiếu tới việc ban hành các sắc lệnh trước đây bao gồm Sắc lệnh số 135 (năm 2021), số 10 (năm 2022), và số 50 (năm 2023) trong đó bắt buộc thực hiện việc tham vấn ý kiến, điều tra và tổ chức phiên điều trần với đại diện người nông dân. Trong khi đó, việc ban hành Sắc lệnh số 62 không tuân thủ các thủ tục này, trong khi đây là những thủ tục bắt buộc được quy định trong luật.

Ngay sau khi được ban hành, Sắc lệnh 62 đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của người dân Philippines

Đại diện người nông dân cho rằng việc ban hành Sắc lệnh số 62 không chỉ vi phạm quy định về tham vấn ý kiến mà còn có sự vi phạm nghĩa vụ hiến định của Chính phủ trong việc bảo vệ người nông dân khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như đảm bảo sự độc lập của nền kinh tế Philippines. Họ cho rằng, Sắc lệnh số 62 sẽ làm cho đất nước phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất sản phẩm của nước ngoài. Đồng thời, Sắc lệnh số 62 không giúp cho người nông dân Philippines tăng khả năng cạnh tranh, ngược lại, sẽ đe dọa ảnh hưởng tới người nông dân, người làm thủy sản và cả nền kinh tế Philippines, bởi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài.

Với việc khiếu kiện của đại diện người nông dân Philippines lên Tòa án tối cao, thì việc thực thi Sắc lệnh số 62 trong đó có giảm thuế nhập khẩu gạo vào Philippines sẽ là một dấu hỏi.

Giới chuyên gia cho rằng quyết định giảm mạnh thuế nhập khẩu gạo của Philippines sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam, đồng thời kích thích áp lực tăng giá trên thị trường gạo quốc tế.

Dữ liệu từ của Bộ Nông nghiệp Philippines cũng cho thấy Việt Nam đã xuất khẩu 1,68 triệu tấn gạo cho Philippines trong 6 tháng đầu năm. Con số này chiếm 73% tổng lượng gạo nhập khẩu 2,28 triệu tấn của nước này; Thái Lan đứng thứ hai với 348.171 tấn gạo bán sang Philippines trong cùng kỳ, chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu; Philippines nhập khẩu khoảng 20% nhu cầu gạo hàng năm.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), “quyết định của Philippines là một tín hiệu tích cực cho ngành gạo Việt Nam. Chúng ta có thể tận dụng cơ hội này để tăng sản lượng xuất khẩu, đặc biệt là các loại gạo chất lượng cao”.

Hiện nay, Philippines là một trong những thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Năm 2023, xuất khẩu gạo sang Philippines đạt gần 3 triệu tấn, chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh việc tăng trưởng xuất khẩu, việc giảm thuế nhập khẩu cũng sẽ hỗ trợ giá lúa gạo Việt Nam duy trì ở mức cao. Khi nhu cầu gạo tăng lên, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể duy trì giá bán cao hơn, đảm bảo lợi nhuận tốt hơn cho người nông dân và các doanh nghiệp trong ngành. Điều này cũng khuyến khích người nông dân đầu tư nhiều hơn vào sản xuất, cải thiện chất lượng và sản lượng lúa gạo.

Năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt 3,6 triệu tấn, giảm 5,9% so với mức kỷ lục năm 2022 đạt 3,82 triệu tấn. Năm 2024, dự tính tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt khoảng 4 triệu tấn.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái