Chủ nhật 22/12/2024 10:06

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xuất... thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.

Lễ Then Kin Panglà lễ hội lớn nhất, không chỉ mang giá trị về mặt tâm linh, tín ngưỡng mà còn ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu như: Nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật trang trí, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật cổ truyền.

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất
Là dịp để con cháu tạ ơn thầy mo trong dịp đầu năm mới

Thầy mo Lò Văn Vương đến từ huyện Tân Uyên (Lai Châu) cho biết: Lễ Then Kin Pang được tổ chức hàng năm vào mỗi dịp Tết đến, xuân về do một thầy mo trong bản tổ chức cúng mừng con nuôi (là những người đã được thầy mo chữa cho khỏi bệnh). Ngoài ra, Lễ Then Kin Pang còn cầu phúc lộc cho gia đình và con cháu, là dịp để con cháu tạ ơn thầy mo trong dịp đầu năm mới.

Chuẩn bị lễ vật trong lễ Then Kin Pang
Các con nuôi của thầy mo khắp các bản gần mường xa dâng lễ vật trong lễ Then Kin Pang
Bàn thờ đón Then xuống trần treo đầy những dây hoa làm bằng vải màu

Để chuẩn bị cho lễ Then Kin Pang, bên cạnh cây nêu đồng bào dân tộc Thái phải chuẩn bị mâm đồ lễ gồm: Đồng bạc trắng, khăn xòe, lá trầu không, trứng gà sống, gạo, bát tô sứ, hương, chùm chuông tượng trưng cho chuông ngựa, hoa trung quân, cây nến nhỏ, đĩa, chén, gói gạo, gói muối, rượu, bát nước, điếu cày, đĩa trầu. Nhạc cụ sử dụng trong nghi lễ Then Kin Pang gồm: Đàn tính, nhạc xóc, trống, chiêng, chũm chọe. Trong suốt quá trình hành lễ, người làm Then đàn, hát theo các điệu then cổ như hát mạng, hát then, hát xao xên.

Các con nuôi quỳ gối trước bàn thờ Then và mâm cúng
Tiếng sáo của thầy phụ lễ cất lên

Đến giờ làm lễ Then Kin Pang, các con nuôi quỳ gối trước bàn thờ Then và mâm cúng. Tiếng sáo của thầy phụ lễ cất lên, thầy mo thắp hương xin phép tổ tiên, Then gốc, các thần linh mường bản và mường Trời mở lễ Kin Pang Then. Thầy mo thực hiện nghi lễ nhập đồng bằng xin quẻ âm dương, để dẫn nhập hồn Then, trình lý do mở lễ, mong các thần linh phù hộ cho bản mường no ấm hạnh phúc. Thầy mo bắt đầu với lễ thức chúc mừng lễ Then Kin Pang, đàn hát điệu ra mắt, mời rượu, khấn tâm linh mời rước các thần linh, ghi nhận tâm thành và công lao của các con nuôi...

Thầy mo bắt đầu với lễ thức lễ Then Kin Pang

Tiếp đó, thầy mo tiến hành hát Then thỉnh đoàn âm binh đến bảo vệ và phù trợ cho mình khi làm lễ, không cho ma xấu về phá hoại. Trong lúc thầy mo hát mời các quan và Then vào ngự bàn thờ Then các con nuôi ngồi dưới múa động tác cúi đầu, đưa khăn tôn kính, chào đón Then đi qua. Sau đó, thầy mo niệm chú xin thông họng, khấn xin thần ca hát, ẩm thực ban cho giọng hát trong, vang, truyền cảm, làm hết lễ mà không khản tiếng; cầu cho các khớp tay mềm dẻo để đàn hay, múa dẻo, hầu các vua quan, thần tiên thật khéo; cầu xin vua Then phù hộ và ban cho quyền năng để tiếng nói có uy lực…

Múa hát xung quanh cây nêu trong lễ Then Kin Pang

Thầy mo tiếp tục hát trình báo mâm lễ, rồi hát khúc mở đường, hát dâng lễ thần núi, mời vua Trời, vua Then về dự lễ Then Kin Pang. Ngoài thực hiện nghi lễ tạ Then của các con nuôi, tất cả người tham dự còn múa hát quanh cây nêu trong tiếng chiêng, trống, tiếng đàn hát rộn ràng, người giúp việc cho thầy mo đứng vòng trong chúc rượu cộng đồng…

Kết thúc nghi lễ Then Kin Pang, thầy mo hát lời gọi âm binh và tiễn các quan Then về mường Trời. Trở về mường Trần, thầy mo hát lời cảm tạ và tiễn các thần linh, quan tạo bản mường, hẹn năm sau lại về dự lễ...

Lễ Then Kin Pang là nét văn hóa đặc sắc, hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, lễ Then Kin Pang còn nhắc nhở con người sống đúng đạo lý, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.

Phạm Tiệp - Trần Hà
Bài viết cùng chủ đề: lễ Then Kin Pang

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4