Thứ tư 27/11/2024 15:14

Lễ hội Mường Khô – nét văn hóa đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh

Lễ hội Mường Khô là nét đẹp văn hóa của người Mường, tri ân Quận công Hà Công Thái, các tướng họ Hà đã có công dẹp loạn vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

Vào ngày mùng 10 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, tại làng Muỗng Do, xã Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận, đồng bào dân tộc Mường lại tổ chức Lễ hội Mường Khô. Lễ hội có ý nghĩa nhằm tri ân Quận công Hà Công Thái và các vị tướng dòng họ Hà đã có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đồng thời cầu cho nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở.

Theo ông Trương Văn Minh, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa Lễ hội Mường Khô được những người có uy tín trong làng và đồng bào dân tộc Mường chuẩn bị chu đáo với những đồ lễ tế như: trâu, lợn, gà, cá, bánh chưng, rượu, gạo, hoa quả… được sắp thành 18 mâm cỗ: 10 mâm cỗ mặn, 2 mâm bánh chưng và 6 mâm ngũ quả.

Khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, người dân Mường Khô chọn giờ đẹp tiến hành nghi lễ rước kiệu ra Chùa Mèo – đây là nơi thờ tự tổ tiên của dòng họ Hà Công. Dẫn đầu đoàn rước là đội cồng, chiêng vừa đi vừa diễn tấu, sau là chấp kích, bát bửu, kiệu long đình có lọng che.

Nghi lễ rước kiệu Lễ hội Mường Khô

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi như: Dâng hương tri ân công lao của Quận công Hà Công Thái, rước kiệu, biểu diễn cồng chiêng và các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia, như đua thuyền, đánh mẳng, tung còn...

Đặc biệt, tại Lễ hội dàn hợp xướng với 260 chiếc cồng chiêng do 260 phụ nữ dân tộc Mường trong trang phục truyền thống cùng tham gia diễn xướng vang vọng núi rừng, tạo nên nét độc đáo, bản sắc, hấp dẫn cho Lễ hội Mường Khô.

Ông Trương Văn Minh, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Bá Thước giải thích: Tiếng cồng chiêng trong Lễ hội Mường Khô thể hiện sức mạnh và khát vọng của bà con xứ Mường. Không những vậy, Lễ hội Mường Khô còn có những gian hàng của ngon, vật lạ, cây trái trong vườn mang ra chợ bày bán. Đối với những khách từ xa đến, bà con sẵn sàng biếu tặng các sản vật, thể hiện lòng hiếu khách cũng như cầu mong may mắn đến gia đình mình.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trương Văn Minh, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Bá Thước cho hay: Những nét văn hóa truyền thống đặc sắc từ sinh hoạt cộng đồng, lao động sản xuất, giao tiếp ứng xử của người Thái và người Mường trên địa bàn Bá Thước đã và đang tiếp tục vun đắp nên những nét đẹp trong phong tục tập quán, tín ngưỡng.

“Thông qua các lễ hội, những giá trị văn hóa độc đáo từ trang phục truyền thống, không gian văn hóa chợ Phố Đòn, văn hóa ẩm thực, giao tiếp ứng xử, cưới xin, tang ma đến những điệu khặp, điệu xòe, những lời hát giao duyên thấm đẫm tình người, tình yêu đôi lứa; các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc như bắn nỏ, tung còn giao duyên, đẩy gậy, kéo co... gián tiếp được bảo tồn và phát huy giá trị; đồng thời cũng là dịp truyền dạy lại cho các thế hệ con cháu hiểu hơn về bản sắc dân tộc mình” – ông Minh cho bết thêm.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng