Thứ tư 27/11/2024 15:02

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu

Đối với đồng bào Cơ Tu, lễ hội mừng lúa mới là dịp để tạ ơn thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, một năm mạnh khỏe.

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huếlà nghi lễ rất quan trọng thể hiện sự tôn kính, biết ơn đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt.

Lễ hội mừng lúa mới là nghi lễ rất quan trọng của đồng bào Cơ Tu (được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)

Già làng A Lăng Kơ Lói, xã Thượng Long, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Từ xa xưa đến nay đồng bào Cơ Tu luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy và gắn kết với cây lúa. Do điều kiện canh tác khó khăn, người Cơ Tu luôn mong ước về sự no đủ, đó là lý do ra đời lễ hội mừng lúa mới tại huyện Nam Đông nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Lễ hội mừng lúa mới, trong tiếng Cơ Tu là “Cha Ha Ro Tơ Me”. Đây là là một trong những lễ hội truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa của mọi người trong bản làng giao lưu, gặp gỡ với nhau, không khí trong bản làng vì thế luôn rộn ràng náo nức.

Dựng cây nêu trong lễ hội mừng lúa mới
Cây lúa không thể thiếu trong lễ mừng lúa mới

Theo ông A Lăng Kơ Lói, để tổ chức được lễ hội mừng lúa mới một cách tốt nhất, các già làng trưởng bản cùng bà con phải họp thống nhất và phân công nhiệm vụ cho từng người. Để chuẩn bị cho lễ hội mừng lúa mới, các cô gái Cơ Tu cùng nhau đi gùi củi, lấy nước, cắt lá dong... Bằng sự tỉ mỉ, khéo léo, những khối củi thật khô được chọn chẻ nhỏ và xếp vào gùi. Những dòng nước sạch được đựng vào ống tre. Những chiếc lá dong dày đẹp được hái mang về bản làng. Tận dụng lợi thế thiên nhiên núi rừng, các chàng trai Cơ Tu khỏe mạnh cầm cung, nỏ, lao... đi bắt cá, bắt cua, kiếm mật ong… để làm lễ vật cho mâm cúng lễ thêm đầy đủ, trang trọng.

Nam nữ mỗi người một công việc
Rất nhiều lễ vật được dâng cúng
Đâm trâu trong lễ hội mừng lúa mới (con trâu tượng trưng được làm bằng xốp, thay vì trâu thật như trước)
Nghi lễ mừng lúa mới

Khi mâm cúng đã được chuẩn bị xong, già làng người lớn tuổi uy tín trong bản thực hiện các nghi thức cúng bái. Già làng khấn rằng: Ơ Giàng, ơ các thần sông, thần núi, thần đất và các linh hồn người chết, những con ma trong rừng, trong núi... Hôm nay, dân làng mở hội đâm trâu để mừng một mùa rẫy, dân làng biết ơn Giàng, các thần linh đã giúp đỡ dân làng, ban cho dân làng hạt lúa, hạt bắp về đầy nhà, đầy kho, dân làng không bị đau ốm, không bị chết xấu. Dân làng cầu mong Giàng, thần linh về dự với dân làng để biết được cái bụng của dân làng. Dân làng rất biết ơn Giàng, cúng con trâu, con gà, chén rượu cho Giàng để mùa rẫy tới được tốt đẹp như mùa rẫy này.

Trống chiêng rộn ràng
Múa mừng lúa mới
Tung tung da dá, điệu múa dâng trời của đồng bào Cơ Tu

Đồng bào Cơ Tu sau khi thực hiện các nghi lễ tâm linh, đã cùng nhau nhảy các điệu nhảy truyền thống theo tiếng cồng chiêng và mời du khách gần xa thưởng thức những món ngon của đồng bào mình. Các chàng trai, cô gái Cơ Tu với những điệu múa khỏe khoắn càng làm tô đậm thêm rực rỡ và đầy tính truyền thống của lễ hội mừng lúa mới. Lễ hội mừng lúa mới có truyền thống từ lâu đời của đồng bào Cơ Tu, gắn với bản sắc văn hóa phi vật thể. Mừng lúa mới là sự phản ánh bên sâu tâm hồn của người Cơ Tu, mong ước về một vụ được mùa, một năm mới đầy hứa hẹn. Lễ hội mừng lúa mới cũng là dịp để đồng bào các dân tộc gắn kết, tăng cường tỉnh đoàn kết giữa các bản làng trong vùng.

Phạm Tiệp - Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: lễ hội

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số