Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu

Múa Tung tung Da dá là tâm hồn và là biểu tượng của văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ tu, thể hiện mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn của mỗi con người.
Đà Nẵng: Bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu Đà Nẵng: Người Cơ Tu cuối cùng giữ vị cay nồng của nếp
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu

Ngày 27/4, tại nhà Gươl thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) diễn ra Liên hoan Văn hóa - Thể thao và phục dựng lễ hội truyền thống người Cơ tu năm 2023. Hoạt động do UBND huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần đoàn kết các dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hóa người Cơ tu.

Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Ông Nguyễn Thúc Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết cộng đồng người Cơ tu ở huyện hiện có khoảng 1.450 người, sống ở 3 thôn Tà Lang, Giàn Bí của xã Hòa Bắc, và thôn Phú Túc của xã Hòa Phú. Trong những năm qua, cộng đồng người Cơ tu cùng chính quyền địa phương không ngừng nỗ lực trong việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của người Cơ tu thông các các hoạt động phục dựng lễ hội, liên hoan văn hóa - thể thao, từ đó, bản sắc của đồng bào Cơ tu được bảo tồn và phát triển.
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu

Trong các nét văn hóa của người Cơ tu, điệu múa Tung tung da dá là hoạt động không thể thiếu trong các sinh hoạt cộng đồng và các lễ hội lớn của người Cơ tu như lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, dựng nhà Gươl...

Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Người Cơ Tu bao đời nay múa Tung tung da dá như một cách để kết nối giữa thế giới thực tại với vũ trụ, tổ tiên, ông bà. Tung tung da dá là điệu múa tập thể dành cho cả nam và nữ. Không một người Cơ Tu nào ở Quảng Nam, Đà Nẵng hay Thừa Thiên Huế xa lạ với điệu múa này. Họ trân trọng và ý thức việc gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc mình.
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Người Cơ Tu mặc định với nhau rằng, "Tung tung" là điệu múa của đàn ông, con trai, còn "da dá" là điệu múa của đàn bà, con gái. Trong những lần sinh hoạt dân ca dân vũ, tất cả cùng múa và nhịp bước trong cùng một vòng tròn, ngược theo kim đồng hồ, sôi động, rộn ràng trên nền tiếng trống, cồng chiêng vang vọng núi rừng bao la hùng vĩ. Bên cạnh đó, "Tung tung" còn được hiểu là vươn lên cao, sôi động hơn, mạnh mẽ hơn và vững chãi hơn, thể hiện khát vọng chinh phục vũ trụ, muốn vươn lên tầm cao mới, mong cuộc sống tốt đẹp hơn của mỗi con người.
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Còn "da dá", theo tiếng Cơ Tu có nghĩa là thẳng hàng, nhịp đều, mang khát vọng của ý nghĩa tâm linh là nhớ ơn đất trời, trung thành với người, kính trên nhường dưới. Trong điệu "da dá", động tác múa phải uyển chuyển, toát lên sự đằm thắm, chung thủy và không bị khuất phục. Vì thế, điệu múa này chỉ dành riêng cho "phái đẹp".
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Để thể hiện điệu múa Tung tung một cách sinh động giữa bao la của đại ngàn, đàn ông Cơ Tu mặc khố, choàng một áo dệt bằng thổ cẩm, chân đi trần, tay nắm chắc cây khiên, cây giáo hoặc nắm chắc tay bạn bên cạnh tung đôi tay lên vừa bước vừa hú một cách tự tin và hùng dũng, thể hiện sức mạnh của trai làng. Còn nữ giới khi múa thì mặc váy thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn, vai trần, cổ đeo vòng cườm. Khi múa đôi mắt của người phụ nữ nhìn thẳng, miệng luôn tủm tỉm cười, chân đi đất nhón gót xoay tròn ngược chiều kim đồng hồ. Cả nam giới và phụ nữ khi múa di chuyển theo vòng tròn, chậm và ngược kim đồng hồ, theo nhịp điệu cồng chiêng và tiếng trống thập thình, nhịp nhàng trên đôi chân và nhẹ nhàng quay thân mình theo chiều thuận kim đồng hồ.
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Tung tung Da dá là vũ điệu uyển chuyển như cây lau trước gió, như dòng suối mượt mà uốn quanh. Sự hòa hợp của điệu múa này giữa người nam và người nữ đã tạo nên một tổng thể sinh động giữa bao la đại ngàn. Vòng tròn nam nữ thanh niên di chuyển nhịp nhàng sinh động hòa cùng âm thanh cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống khác luôn ngân dài tan vào vũ trụ như một lời nguyện cầu của người Cơ Tu muốn gửi gắm đến đấng thần linh và tổ tiên.
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Trong không gian bao la của núi rừng, vòng tròn nam nữ thanh niên di chuyển nhịp nhàng sinh động cùng với âm thanh cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống khác luôn ngân dài như một lời cầu nguyện người Cơ Tu gửi tới đấng thần linh và tổ tiên. Họ tin rằng thần đất, thần sông, thần suối cho họ cái ăn và Giàng nghĩa là trời cho họ cái nghĩ, cái tin vào sức mạnh để vượt qua, sống mạnh mẽ với nắng gió và núi rừng Trường Sơn
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu

Múa Tung tung Da dá là tuyệt tác, là tâm hồn và là biểu tượng của văn hoá truyền thống Cơ Tu.

Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Ngoài được xem điệu mùa truyền thống "Tung tung da dá", tại liên hoan, khách du lịch còn tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Cơ tu
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Tại chương trình, huyện Hòa Vang cũng tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, văn hóa của đồng bào Cơ tu
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Các sản phẩm khéo tay làm quà lưu niệm cho du khách khi đến với đồng bào Cơ tu
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn, đặc sắc của người Cơ tu
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Cơm lam
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Bánh sừng trâu từ gạo nếp dẻo của người Cơ tu trồng trên rẫy
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Rượu cần là đồ uống không thể thiếu trong các lễ hội, liên hoa của người Cơ tu
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Du khách và đồng bào Cơ tu cùng thưởng thức rượu cần
Múa Tung tung Da dá - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ tu
Được biết, đây là hoạt động thuộc chuỗi sự kiện "Tuần lễ Du lịch Hòa Bắc 2023" chủ đề "Khát vọng Hòa Bắc" diễn ra từ ngày 25/4 - 01/5/2023
Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường

Lễ hội Pồôn Pôông, nét văn hóa đặc sắc là "hồn cốt" không thể thiếu của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Thừa Thiên Huế: Khám, phát thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Khám, phát thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số

Bệnh viện Quân y 268 phối hợp với chính quyền xã Trung Sơn, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số.
Chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành

Chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành

Lễ cúng trưởng thành là một nghi lễ quan trọng trong đời người của dân tộc Ê Đê. Với người Ê Đê chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành.
Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hợp tác xã ở huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã xây dựng các mô hình khởi nghiệp, liên kết sản xuất, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Đồng bào các dân tộc đã đem đến Làng Văn hóa trang phục truyền thống với kiểu dáng, chất liệu riêng, tạo nét đặc trưng cho văn hóa truyền thống của người Việt.
Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh  đưa nông sản vươn xa

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa

Là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, những năm gần đây, nông dân Bảo Thắng (Lào Cai) đã bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong các quy trình từ sản xuất...
Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Đến với Làng Văn hóa trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” du khách vô cùng mãn nhãn với màn trình diễn cây nêu của đồng bào.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong giai đoạn 2021-2025, nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được thực hiện.
Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Nhằm khai thác lợi thế của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa.
Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoa tam giác mạch đã trở thành thương hiệu và là biểu tượng của ngành du lịch Hà Giang. Hiện tỉnh cũng đang phát triển cây hoa này theo hướng hàng hóa.
Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Lên với huyện vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Hoà Bình sẽ thật thú vị nếu được ghé vào các phiên chợ, chứng kiến không khí trao đổi, mua bán hàng hóa...
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Với nhiều chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, “cánh cửa” đầu ra cho sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên từng bước rộng mở...
Ấn tượng hành trình giảm nghèo bền vững ở vùng cao Sơn La

Ấn tượng hành trình giảm nghèo bền vững ở vùng cao Sơn La

Những năm qua, tỉnh Sơn La đã triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thu được nhiều kết quả ấn tượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động