Thứ bảy 16/11/2024 16:23

Lễ cầu mưa của người S’tiêng

Dân tộc S’tiêng sống chủ yếu bằng nghề nông nên họ biết làm rẫy, làm ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu. Chính vì vậy, mỗi năm đến mùa khô, đầu mùa mưa người S’tiêng lại tổ chức làm lễ cầu mưa, mong cho mưa thuận gió hòa, để vạn vật được sinh sôi, nẩy nở.

Vào mùa khô, khi cái nắng làm cây cỏ chết rũ ngoài đồng, trên nương cây lúa khô đòng, ngoài sông con cá bớt lội, con cua phơi càng nằm đợi; mùa gieo hạt sắp đến, người S’tiêng sẽ tiến hành lễ hội cầu mưa.

Lễ cầu mưa rất quan trọng đối đồng bào S’tiêng nên công việc chuẩn bị phải chu đáo. Trước khi diễn ra lễ hội, các vị già làng và chủ làng ấn định thời gian hành lễ, sau đó họp cả làng để phân công việc cụ thể. Thanh niên làm cột cây nêu và những công việc nặng nhọc khác. Phụ nữ chuẩn bị củi, nước, gạo nếp, ống nứa để nấu cơm lam, một ché rượu cần để cúng lễ.

Các lễ vật dâng cúng các vị thần

Khi cây nêu được dựng lên, lễ vật được bày biện xong xuôi, đội cồng chiêng nổi lên, nam nữ trong buôn làng nắm tay nhau vòng tròn, chủ lễ (già làng) tiến về phía cây nêu khấn to: Hỡi thần trời, thần đất, thần mưa, thần lúa. Mùa nắng đến đã lâu rồi, ngoài đồng cây cỏ chết khô, chim muông im tiếng, cây rừng héo úa, con người khát nước đã lâu, vụ mùa sắp đến.

Giã gạo nấu cơm cho lễ cầu mưa

Hôm nay ngày lành tháng tốt, bà con buôn làng dựng nêu, giết gà, giết heo cúng đãi các thần. Xin các thần hãy ban phép để cho mưa trút nước, cho dân sóc gieo hạt, cho suối chảy cá lội, cây rừng đâm chồi nảy lộc, chim thú gọi bạn săn mồi, bà con trỉa lúa lúa tốt, trồng bầu bầu leo, cho heo gà đầy sân, cho thóc gạo đầy bồ,…

Vũ điệu mừng lễ hội

Lễ hội cầu mưa được tổ chức với ý nghĩa trước là tri ân các vị thần như: Bra Ân - Bra Trốk (Thần trời), Bra Ter (Thần đất), Bra Va (Thần lúa) … và rất nhiều các vị thần khác đã cho những cơn mưa để gieo trồng ở các vụ mùa trước, sau là cầu xin các vị thần ban cho thần dân S’tiêng và muôn loài những cơn mưa đúng thời điểm, mùa vụ để con người có nước sinh hoạt, gieo trồng. Đây cũng là ngày hội của buôn làng, đưa mọi người đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, để chung sức xây dựng và phát triển bản làng.

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống